Dấu hiệu chuyển phôi thất bại – Nguyên nhân, việc nên làm

Ngày nay, với sự phát triển của y học, việc thụ tinh trong ống nghiệm dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn không còn gì quá xa lạ. Tỷ lệ thụ tinh cao lên đến 50%, đem đến nhiều cơ hội cho các em bé chào đời. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không phải thành công ngay lần đầu mà do nhiều nguyên có khác nhau khiến phôi thai không thể bám đậu. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi một số dấu hiệu chuyển phôi thất bại dưới đây.

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là bước thứ 5 được sử dụng trong quá trình thụ tinh bằng ống nghiệm IVF. Sau khi trứng được kích thích bằng estrogen, bác sĩ sẽ chọc hút trứng và đưa 2-3 tinh trùng khỏe mạnh vào trong trứng để tiến hành quy trình chuyển phôi. Trước khi được cấy ghép và hình thành, phôi sẽ được nuôi cấy ở trong ống nghiệm trong khoảng 5 ngày.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Khi phôi đã đủ lớn mạnh và đủ điều kiện sinh tồn, các bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép phôi vào tử cung, cho chúng làm tổ và chuyển biến thành phôi thai. 

Thông thường sau khoảng 2-4 ngày, nếu phát triển tốt các phôi này sẽ bám chắc vào thành tử cung và dần hình thành thai nhi. Nếu sau 14 ngày xét nghiệm, chỉ số HCG vượt quá 25 mIU/ml thì bạn đã có thai.  

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn chuyển phôi đông lạnh hoặc chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên chọn chuyển phôi trữ (phôi đông lạnh) vì có thể lựa chọn được thời điểm thích hợp nhất làm tăng khả năng thụ thai và giảm tình trạng đa thai.

Những dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Chuyển phôi thất bại là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây thì rất tiếc, quá trình chuyển phôi của bạn đã bị thất bại.

  • Âm đạo bị ra nhiều máu

Nếu sau 2-3 ngày cấy phôi, nàng thấy xuất hiện máu có màu sẫm ở trong quần, cùng với đó là hiện tượng đau bụng như kỳ kinh nguyệt thì có nghĩa là chuyển phôi đã bị thất bại. Phôi không bám được vào thành tử cung dẫn đến niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện kỳ kinh nguyệt. Cũng có nhiều trường hợp sau 10 ngày khi mà phôi đã bám được vào thành tử cung nhưng do hoạt động mạnh hoặc tử cung không đủ dày để làm tổ nên phôi thai cũng sẽ bị đẩy ra ngoài và xuất hiện chảy máu ở vùng kín như trên.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện máu màu hồng nhạt sau chuyển phôi 2-3 ngày thì có nghĩa là đã đậu thai, xin chúc mừng bạn.

  • Không có biểu hiện của việc mang thai

Đối với những người bình thường, khi mang thai họ sẽ có những biểu hiện khác thường của cơ thể như hơi mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, buồn ngủ, thèm chua. Nếu không có những dấu hiệu này thì có lẽ khả năng mang bầu của bạn là rất thấp. Tuy nhiên, không phải là không có ngoại lệ. Tốt nhất là bạn nên đến xét nghiệm, siêu âm để biết chắc chắn hơn.

  • Chỉ số xét nghiệm Beta HCG thấp

Đây có lẽ là cách tốt nhận để nhận biết bạn có chuyển phôi thành công hay không. Theo đúng như chỉ định của bác sĩ, sau 14 ngày cấy phôi, bạn sẽ cần đề để kiểm tra nồng độ HCG. Nếu chỉ số tăng và trên 25 IU/l  thì chắc chắn là bạn đã mang bầu. Tuy nhiên nếu không may mắn nồng độ trở về âm tính dưới 5 IU/l thì thật đáng tiếc, bạn đã chuyển phôi thất bại.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?

Dù tỉ lệ thành công rất cao, lên đến 50% nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không có nguy cơ bị chuyển phôi thất bại. Hãy tìm hiểu kỹ một vài nguyên nhân chuyển phôi thất bại dưới đây để có thể phòng tránh thật tốt nhé!

  • Chất lượng trứng và tinh trùng

Đây có thể coi là yếu tố quyết định nhất đến việc bạn có chuyển phôi thành công hay không. Các y bác sĩ luôn cố gắng lựa chọn tinh trùng và trứng tốt nhất, có khả năng sống sót mạnh mẽ nhất để cấy ghép. Tuy nhiên, ở cơ thể một số người, tinh trùng bị nhiễm một vài nhiễm sắc thể đột biến, sẽ có khả năng thụ thai kém và dẫn đến chuyển phôi thất bại. 

Còn đối với nữ giới ở độ tuổi càng cao thì chất lượng trứng càng trở nên suy giảm. Nếu thụ thai trong khoảng 40 tuổi trở lên thì tỷ lệ thành công vô cùng thấp.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại dấu hiệu chuyển phôi thất bại

  • Niêm mạc tử cung của mẹ không thể chấp nhận phôi

Dù trứng và tinh trùng đạt chuẩn và cấy ghép ngoài phòng thí nghiệm khá thành công nhưng cơ địa của mẹ không phù hợp thì việc cấy phôi thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Niêm mạc tử cung phải có độ dày thích hợp, khả năng tương thích cao, giúp phôi có thể bám chắc. Lượng máu cũng cần phải dồi dào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của phôi. Ở những trường hợp do tử cung mỏng này thì thông thường sau khoảng 10 ngày phôi sẽ bị đẩy ra và xuất hiện xuất huyết vùng kín.

  • Chế độ nghỉ ngơi kém khoa học

Việc cấy ghép phôi thường đòi hỏi sức đề kháng cao, tinh thần ổn định. Đặc biệt sau khi cấy ghép, cơ thể nữ giới sẽ trở nên vô cùng yếu, kèm theo đó là những chuyển biến bất thường trong cơ thể, nếu không được chăm sóc cẩn thận, bồi bổ chất dinh dưỡng, hạn chế hoạt động mạnh thì phôi sẽ rất khó để phát triển ổn định trong tử cung. Nhất là khi có tâm lý hoang mang lo lắng, thành tử cung sẽ bị co thắt mạnh, làm phôi không bám vào được gây ra thất bại trong chuyển phôi.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Chị em nên làm gì khi chuyển phôi thất bại?

Việc chuyển phôi thất bại chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của chị em. Tuy nhiên, không phải bạn chỉ có mỗi một cơ hội. Đã có kinh nghiệm và biết được nguyên nhân khiến mình bị thất bại thì bạn cần chú ý và cẩn thận hơn trong những lần chuyển phôi lần sau. Đừng để tâm lý buồn bã ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cải thiện, bồi bổ bản thân bằng những phương pháp sau để tăng khả năng thành công cho quá trình chuyển phôi lần sau.

Đầu tiên chị em cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống bổ sung thêm thật nhiều sắt, vitamin, magie,… Ăn nhiều rau xanh, thịt cá và uống nhiều nước để phục hồi cơ thể và tăng cường dưỡng chất chuẩn bị sẵn sàng cho lần chuyển phôi thành công sau. Tránh xa các loại đồ ăn có ga chứa nhiều dầu mỡ.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Tạo dựng cho mình tâm lý thoải mái, suy nghĩ về những điều tích cực. Tránh làm việc quá sức, stress, có thể nghỉ làm việc, đi du lịch thư giãn một thời gian để cân bằng cảm xúc.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tham gia các lớp học yoga, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Càng khỏe mạnh thì tỉ lệ đậu thai càng cao.

Không sử dụng chất kích thích, hay các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe không có nguồn gốc xuất xứ. Tránh tối đa các trường hợp ốm đau, bệnh tật.

Trở thành một người cha, người mẹ, có một gia đình viên mãn là mong muốn của bất cứ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn sinh con như tự nhiên mà cần đến sự hỗ trợ của y học hiện đại. Dù khó khăn, mất thời gian nhưng việc thụ tinh trong ống nghiệm đã đem đến rất nhiều hi vọng cho các gia đình hiếm muộn. Chuyển phôi không phải là quá trình đơn giản, thất bại trong lần đầu không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên chỉ cần sự nỗ lực, không ngừng nâng cao tinh thần, sức khỏe, cố gắng cho những lần sau thì việc có một em bé mũm mĩm chào đời là điều không quá xa vời với bạn.

Bài viết trên với toàn bộ các thông tin về dấu hiệu chuyển phôi thất bại, các nguyên nhân cụ thể mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh. Chúc bạn cấy phôi thành công và sớm có em bé đầu lòng!

5/5 - (1 bình chọn)

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Kinh Nghiệm Bỉm Sữa
Logo