Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nguy cơ và cách chữa trị

Khi mới sinh ra, có nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da. Điều này khiến không ít ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 nguyên nhân chính là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vậy cách phân biệt như thế nào, cách chữa trị ra sao hãy cùng Kinhnghiembimsua.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý

Các chuyên gia cho biết, ở trẻ sơ sinh có hai loại vàng da là vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Đối với vàng da sinh lý là loại vàng da mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm. Mức độ bilirubin ứ trong máu ít. Đặc biệt của loại vàng da sinh lý là xuất hiện sau sinh từ 1-7 ngày. Trường hợp bé bị vàng da sinh lý có gì đáng lo ngại, bé vẫn ăn ngủ bình thường, sau 3-7 ngày bệnh vàng da sẽ tự hết. Biển hiện của vàng da ở trẻ sơ sinh là nó sẽ hiện ở vùng mắt, mặt…của bé.

vàng da ở trẻ sơ sinh 2

Cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng bệnh lý

Vàng da bệnh lý nguy hiểm hơn. Nó xảy ra khi bilirubin ứ nhiều trong máu, không kịp qua phân và nước tiểu. Vàng da bệnh lý cũng xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Không chỉ thế bệnh còn phát triển rất nhanh, khó chữa hơn nếu để kéo dài. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý là bú kém, mắt lừ đừ, gan và lá nách to. Vàng da bệnh lý khi để nặng sẽ lan xuống chân, tay. Nó có thể khiến trẻ co gồng, ngưng thở, ảnh hưởng não.

Trong trường hợp bé bị vàng da bệnh lý không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé, thậm chí là tử vong.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Khi được ăn đủ sữa mẹ, vàng da sinh lý cũng sẽ tự hết sau khoảng một tuần đối với trẻ đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ non tháng.

vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Hiện nay, nếu được phát hiện sớm, vàng da bệnh lý sẽ được chữa lành hoàn toàn. Chiếu đèn là biện pháp an toàn, hiệu quả, luôn được chọn lựa đầu tiên. Ngoài ra cần Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. Trường hợp phải thay máu hay xâm lấn hơn, chỉ được sử dụng khi trẻ đến quá muộn.

Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp cùng lúc. Thời gian chữa trị vàng da bệnh lý phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh nhanh hay muộn.

Vàng da bệnh lý nguy hiểm như nào?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị khá đơn giản. Tuy nhiên khi phụ huynh phát hiện muộn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ. Trường hợp nhẹ nhất là ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Trẻ có thể bị những di chứng thần kinh vận động vĩnh viễn. Cụ thể như không thể phục hồi nói ngọng; bị câm, điếc, lé hoặc mù mắt. Thậm chí bị  liệt một hoặc nhiều chi, bại não. Có không ít trường hợp trẻ tử vong vì gia đình phát hiện quá muộn.

vàng da ở trẻ sơ sinh 3

Cách phòng chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để phòng chống bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh không quá khó, cha mẹ chỉ cần lưu ý một số điều sau:

  • Trong quá trình mang thai cần cả mẹ và bé đều cần chăm sóc tốt; khám thai định kỳ để tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân hay nhiễm trùng mẹ sang con.
  • Phụ huynh cần xét nghiệm viêm gan siêu vi B và chủng ngừa trước khi mang thai.
  • Mẹ nên cho trẻ ăn sữa non sớm, giữ ấm để giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
  • Cho trẻ bú đủ sữa.
  • Tránh để trẻ ở trong phòng tối. Khi phòng đủ bạn dễ theo dõi màu sắc da của trẻ hơn.

Một số biến chứng của vàng da sơ sinh

Như ở trên đã đề cập, mức độ cao của bilirubin gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu  nặng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vì thế, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cùng những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh này là một vấn đề rất cần phải quan tâm.

vàng da ở trẻ sơ sinh 2

Bệnh não tăng bilirubin cấp tính

Bilirubin được biết đến là chất độc đối với các tế bào của não. Nếu em bé bị vàng da sơ sinh nặng, sẽ có nguy cơ bilirubin truyền vào não, tình trạng này gọi là bệnh não cấp tính tăng bilirubin. Nếu được điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa tổn thương lâu dài đáng kể.

Một số dấu hiệu của bệnh não cấp tính tăng bilirubin ở trẻ bị vàng da bao gồm: bơ phờ, khó thức dậy, tiếng khóc the thé, bú hoặc bú kém, sốt,..

Hội chứng Kernicterus

Kernicterus là hội chứng xảy ra khi bệnh não cấp tính tăng bilirubin gây tổn thương vĩnh viễn cho não trẻ. Hội chứng này có thể dẫn đến:

  • Đầu tiên là các cử động không tự chủ và không kiểm soát được (bại não do xơ vữa).
  • Nhìn lên thường trực
  • Mất thính lực sự phát triển không đúng của men răng.

Khi phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, mà chưa biết rõ nguyên nhân vàng da sinh lý hay bé bị vàng da bệnh lý. Thì bố mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để có phương pháp chữa trị cho bé đúng đắn. Tránh để lâu làm ảnh hưởng, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bé.

5/5 - (1 bình chọn)

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Kinh Nghiệm Bỉm Sữa
Logo