Mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt an toàn, đơn giản, chi tiết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt, có thể là trẻ bú quá no, nuốt phải nhiều không khí, hay trẻ bị trào ngược dạ dày, do nhiệt độ thay đổi đột ngột…. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh nói chung không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, nôn trớ và thở dốc. Vậy làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt? Liệu có mẹo dân gian nào để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất không?

Nội dung


[/wpsm_titlebox

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu nấc cụt diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, thở dốc và nôn trở, khiến trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Do đó, cha mẹ cần nắm được các nguyên nhân gây nấc ở trẻ sơ sinh từ đó có phương pháp phòng ngừa phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị nấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh, có thể do trẻ ăn quá no hoặc trẻ bị lạnh

Về cơ bản, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc có thể do 4 yếu tố sau:

  • Trẻ sơ sinh nuốt phải nhiều không khí trong khi bú đặc biệt là khi trẻ bú bình, khiến trẻ bị đầy hơi, khó chịu, làm cơ hoành bị kích thích, co thắt và tạo ra tiếng nấc.
  • Do trẻ bị trào ngược dạ dày khi acid trong dạ dày đi ngược vào thực quản, tình trạng này diễn ra rất phổ biến vì trong những tháng đầu đời, cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.
  • Do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến không khí lạnh đi vào phổi và tạo ra tiếng nấc ở trẻ sơ sinh.
  • Do trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc sữa mẹ gây ra tình trạng viêm thực quản cũng có thể khiến trẻ bị nấc cụt.

Nấc cụt không quá nguy hiểm và có thể chữa bằng các mẹo nhỏ được xây dựng từ những nguyên nhân gây ra tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể tham khảo các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất dưới đây để có kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn nhé.

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Để trẻ hết nấc cụt cần hạn chế lượng không khí đi vào dạ dày bé khi ăn

Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc đó là do nuốt phải quá nhiều không khí trong khi ti mẹ hoặc ti bình. Do đó, cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đầu tiên mà mẹ cần áp dụng đó là hạn chế việc trẻ nuốt không khí khi ăn.

Để làm được điều này, mẹ cần điều chỉnh tư thế bú của bé để miệng bé bao trùm hết ti mẹ. Trong trường hợp trẻ bú bình, mẹ cần điều chỉnh núm vú cho phù hợp cũng như lựa chọn núm vú thích hợp cho bé, tránh trường hợp núm vú quá nhỏ khiến bé khó bú và nuốt phải nhiều không khí hơn. Cũng như tránh núm vú quá lớn khiến bé bú quá nhanh, khiến dạ dày bị đầy nhanh từ đó làm tăng áp lực lên cơ hoành, dẫn đến bị nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc

Ti mẹ có thể giúp làm ấm bụng trẻ đồng thời giúp trẻ yên tâm hơn, khiến cơ hoành thư giãn từ đó giảm nấc nhanh chóng

Có nhiều trường hợp trẻ bị nấc do việc thay đổi không khí đột ngột, làm trẻ bị lạnh.

Khi này, mẹ hãy cho trẻ ti mẹ để làm trẻ bình tĩnh hơn đồng thời giúp cơ hoành được thả lỏng từ đó loại bỏ các cơn nấc nhanh chóng.

Với trường hợp bé ti bình, mẹ có thể cho trẻ uống chút nước ấm để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể trẻ cũng như làm dịu các cơn nấc, giúp chữa nấc hiệu quả và đơn giả cho trẻ sơ sinh.

Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để chữa nấc cụt

Nếu bé nhà bạn thường gặp phải tình trạng bị nấc cụt sau khi ti sữa, thậm chí dẫn đến nôn, trớ thì bạn cần phải chữa nấc cho bé bằng cách chia bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ, tránh để trẻ uống quá nhiều sữa một lúc khiến bụng phồng lên và làm tăng áp lực cho cơ hoành.

Mẹ hãy vỗ lưng cho trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nấc

Một trong những mẹo chữa nấc hiệu quả và đơn giản dành cho trẻ sơ sinh đó chính là phương pháp vỗ nhẹ vào lưng bé. Phương pháp này thực hiện cũng rất nhanh gọn, mẹ chỉ cần khum bàn tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát vào lưng bé để giúp bé ợ hơi để lượng khí trong dạ dày thoát ra ngoài.

Lưu ý mẹ cần khum tay càng kín càng tốt để lượng hơi trong lòng bàn tay là lớn nhất từ đó giúp tăng hiệu quả chữa nấc cũng như tránh trường hợp trẻ bị đau.

Cho trẻ đứng thẳng sau khi bú hoặc làm trẻ bị xao nhãng

Một cách giúp giải quyết tình trạng trẻ bị nấc cụt sau khi bú đó chính là bế bé đứng thẳng sau khi vừa ăn xong. Cách làm này vừa giúp hạn chế các cơn nấc ở trẻ vừa tránh được tình trạng trào ngược dạ dày khiến trẻ khó chịu.

Ngoài ra, khi trẻ bị nấc, cha mẹ cũng cần làm trẻ xao nhãng và phân tâm bằng cách đưa cho trẻ các đồ chơi mà trẻ yêu thích, cho trẻ núm ti giả để ngậm hoặc chơi đùa cùng bé.

Massage lưng khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Khi bé yêu nhà bạn bị nấc, bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng phần lưng cho trẻ để trẻ thả lỏng các cơ, gân và thư giãn cơ hoành. Quá trình massage thường diễn ra vài phút theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên vai.

Phương pháp này nếu được thực hiện thường xuyên không chỉ giúp cải thiện các cơn nấc của trẻ mà còn giúp bé yêu được thư giãn, từ đó ngủ ngon, ăn khỏe và phát triển tốt hơn mẹ nhé.

Bịt nhẹ lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây rồi thả ra

Khi trẻ bị nấc, mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ để bịt nhẹ hai lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây rồi bỏ ra, lặp đi lặp lại liên tục khoảng  2 – 3 lần hoặc đến khi trẻ hết nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc

Bịt nhẹ lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây rồi thả ra

Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh này khá đơn giản mà hiệu quả lại cao, có thể thực hiện cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý làm cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương bé, khiến bé bị đau, khó chịu.

Làm bé yêu khóc hoặc cho bé ngậm núm ti giả để hết nấc

Một mẹo dân gian được các cụ truyền lại từ xa xưa về cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả đó chính là làm trẻ khóc. Khi trẻ bị nấc và khóc, các dây thần kinh thực quản sẽ giãn ra, làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành từ đó khiến trẻ hết bị nấc cụt.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ ngậm núm vú giả để trả yên tâm hơn, khiến cơ hoành được thư giãn, từ đó giảm và chấm dứt hẳn các cơn nấc cụt.

Gãi nhẹ lên môi và tai bé chừng 1 -2 phút để trẻ sơ sinh hết bị nấc

Ngoài những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh trên, mẹ cũng có thể làm chấm dứt các cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng ngón tay gãi nhẹ lên môi và mang tai bé từ 1 – 2 phút. Lưu ý khi này mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ bàn tay của mình, tránh trường hợp vi khuẩn từ tay mẹ lan sang người con khiến trẻ bị ốm, bệnh.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ để trẻ khỏi nấc

Cơ thể trẻ bị lạnh hay bị thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng có thể khiến trẻ bị nấc. Do đó, nếu xác định nguyên nhân gây nấc ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị lạnh thì cha mẹ cần cho trẻ mặc thêm đồ ấm hoặc quấn chăn cho bé, ôm bé vào lòng.  Khi cơ thể trẻ ấm trở lại thì các cơn nấc sẽ tự biến mất.

Các mẹo dân gian khác chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Ngoài các phương pháp trên, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian khác để chữa nấc cho trẻ sơ sinh như sử dụng lá trầu không giã nát hoặc để nguyên cả lá và đắp vào trán bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy cuốn chiếu hoặc đuôi lá trầu không, một mảnh giấy nhỏ dán lên trán trẻ là một lúc sau trẻ sẽ hết nấc.

Một phương pháp khác chữa nấc cho trẻ mà mọi người hay truyền tai nhau đó chính là dùng khăn sữa hoặc rơ lưỡi quấn vào ngón tay trỏ của mẹ rồi chấm thêm chút mật ong đưa vào rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn với trẻ sơ sinh vì trẻ dưới 1 tuổi chưa được dùng mật ong. Vạy nên cha mẹ cần tránh áp dụng phương pháp này khi trẻ sơ sinh bị nấc.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nấc

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh là một trong những cách giúp phòng ngừa tình trạng nấc rất hiệu quả

Giữ ấm cho trẻ sơ sinh là một trong những cách giúp phòng ngừa tình trạng nấc rất hiệu quả

Trẻ một khi bị nấc nếu không được chữa nhanh sẽ dẫn tới mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu thậm chí là nôn trớ. Tình trạng nôn trớ diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, khiến trẻ bị trào ngược dạ dày, khả năng hấp thụ dưỡng chất kém hơn. Do đó, trước khi tình trạng nấc cụt diễn ra trên bé yêu nhà mình, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa chúng như:

  •  Luôn giữ bé ở trạng thái bình tĩnh nhất trước khi ăn, tránh hiện tượng trẻ quá đói dẫn đến khóc khiến trẻ bị nuốt phải nhiều không khí và gây nấc.
  • Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ cũng như vỗ ợ hơi cho trẻ mỗi khi trẻ bú xong. Quá trình vỗ ợ hơi này có thể kéo dài 2 – 3 phút.
  • Với các bé bú bình cần lựa chọn các loại bình có van chống sặc và van chống đầy hơi còn trong trường hợp bé bú mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần chuyển đổi bầu ngực cho bé bú, cho bé ngậm cả quầng vú chứ không chỉ ngậm đầu ti khi ti mẹ.
  • Sau khi trẻ bú cần bế bé ở tư thế thẳng đứng chừng 20 đến 30 phút và hạn chế cho trẻ hoạt động nặng như chơi các trò chơi đòi hỏi vận động nhiều.

Câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh bị nấc

Trên đây là các nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh cũng như cách phòng ngừa và chấm dứt tình trạng nấc ở trẻ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ thắc mắc về quá trình chữa nấc cho con như liệu có nên cho trẻ bú ngay khi bị nấc không hoặc với những trẻ thường xuyên bị nấc thì cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nên bú không?

Câu trả lời là Có. Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt, mẹ nên cho trẻ ti để giúp làm ấm cơ thể trẻ cũng như giúp trẻ yên tâm hơn, từ đó giúp cơ hoành được thả lỏng, thư giãn và hết nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc

Nếu trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú thì mẹ không nên cho trẻ bú thêm để tránh tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh thêm trầm trọng hơn

Tuy nhiên, khi này mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế việc trẻ bị nuốt nhiều hơi vào trong dạ dày. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh vừa bú xong mà lại bị nấc thì mẹ không nên cho trẻ bú thêm để tránh trường hợp dạ dày bé thêm căng phồng hơn. Khi này, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé để giúp trẻ đẩy lượng khí không cần thiết từ trong dạ dày ra bên ngoài.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc thì phải làm sao?

Với những trẻ sơ sinh hay bị nấc đặc biệt là thường xuyên nấc khi vừa ăn xong, nấc trong khi ngủ hoặc nấc kéo dài nhiều ngày nhiều giờ thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ như trào ngược dạ dày thực quản, …

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây là có ích với các mẹ trong trường hợp bé yêu nhà mình bị nấc cụt, giúp các bậc cha mẹ biết cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, có thêm kiến thức để nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ con tốt hơn, từ đó tạo tiền đề vững chắc để trẻ sơ sinh được phát triển tốt và toàn diện hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Kinh Nghiệm Bỉm Sữa
Logo