Trẻ em là những người rất hiếu động vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày việc bé bị ngã là điều khó tránh khỏi. Với trẻ nhỏ, những chấn thương trên cơ thể, đặc biệt là vùng đầu có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất cha mẹ đã có kinh nghiệm xử lý để tránh những rủi ro không đáng xảy ra cho con mình chưa. Bài viết này Kinhnghiembimsua.com sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị đập đầu xuống đất nhanh chóng và an toàn nhất!
Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất có sao không?
Một số trường hợp tai nạn trẻ bị ngã đập đầu là do té võng; té ngã do trẻ leo trèo lên cổng rào; té lầu; té cầu thang; té ngã do trèo lên kệ tủ bị đồ vật rơi trúng đầu; bị ngã do anh chị bế làm rơi xuống;do trẻ chơi xô đẩy nhau;…. Tuy nhiên dù nguyên nhân ngã là gì thì việc đập đầu xuống đất cũng rất nguy hiểm. Tùy vào tình trạng trẻ bị đập đầu xuống đất nặng hay nhẹ mà quyết định đến mức độ nghiêm trọng của việc này.
- Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận hàng chục ca trẻ em bị chấn thương phần đầu do ngã. Nhiều trường hợp để lại di chứng rất nặng nề, thậm chí tử vong.
- Khi bị té ngã đập đầu, nguy cơ chấn thương sọ não rất cao. Thông thường chấn thương sọ não trẻ em xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 3-5 tuổi. Đặc biệt xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Khi nào trẻ bị ngã đập đầu xuống đất phải đưa tới bệnh viện
Nếu sau khi ngã đập đầu, trẻ có những biểu hiện như nôn mửa nhiều lần, nôn mạnh, co giật. Kèm với nôn ói là bé lừ đừ, buồn ngủ, khi ngủ mắt lơ mơ, không gọi thì không tỉnh. Ngoài ra còn các biểu hiện như chảy dịch qua tai mũi họng hoặc lõm sọ thì rất có thể trẻ bị đã bị chấn thương sọ não và cần đưa tới bệnh viện ngay. Lưu ý lúc này là cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Bởi đối với bệnh chấn thương sọ não, thời gian phát hiện sớm sẽ tăng khả năng cứu trẻ. Chưa kể nếu bạn nóng vội nhất định phải đưa trẻ đi bệnh viện tuyến cao hơn thì có thể gây nguy hiểm vì phải di chuyển xa. Đồng thời nếu bé bị sốc, suy hô hấp,.. thì trở tay không kịp. Nên để cơ sở y tế gần cấp cứu cho trẻ trước khi đưa lên bệnh viện tuyến trên.
Gia đình cũng cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu có các biểu hiện khác như màu da chuyển từ hồng sang nhợt nhạt, tím tái; nhịp thở không đều, có những đợt thở rất nông hoặc cơn ngừng thở 10-20 giây.
Khi đi khám về, vẫn cần phải theo dõi thêm biểu hiện của trẻ. Bởi trong một số trường hợp bé bị chấn thương sọ não nhưng chưa có biểu hiện ngay. Các bác sĩ sẽ cho trẻ về nhà theo dõi. Hãy đưa trẻ đi khám lại ngay khi có những biểu hiện bất thường.
Cách hạn chế nguy cơ ngã đập đầu xuống đất ở trẻ nhỏ
Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh trẻ nhỏ bị ngã đập đầu xuống đất, cha mẹ cần phải loại bỏ mọi nguy cơ có thể xảy ra tai nạn. Cụ thể, các đồ vật trong nhà nên tối giản và chọn những loại có thiết kế tránh tối đa nguy hiểm cho bé. Bàn ghế nên là những loại không có góc nhọn tránh được cho trẻ những va chạm, tổn thương không đáng có.
Bên cạnh đó, đối với gia đình có ban công, lan can, cần thiết kế kiên cố. Không để cho trẻ đi ra khu vực có cầu thang. Những đồ vật nặng để trên cao cần được gia cố tốt tránh rơi vào người trẻ.
Đặc biệt, khi trẻ nằm võng cần có người nằm võng. Không để trẻ chơi đùa trên võng vì rất dễ ngã. Đối với giường ngủ không nên đặt cao, tốt nhất nên có chân thấp. Có thể lót đệm phía dưới giường.
Ngoài ra cha mẹ cũng luôn phải để ý đến con nhỏ, không nên để con chơi một mình.
Bài viết đã chia sẻ tới bạn thông tin quan trọng cần lưu ý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những cách xử lý kịp thời đúng đắn khi bé không may bị ngã đập đầu. Chúc bạn và bé nhà luôn bình an và khỏe mạnh.