Ngứa ngón tay có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm da tiếp xúc, bệnh tổ đỉa hặc vảy nến,…Về cơ bản, bệnh da liễu này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Ngứa ngón tay là do nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ngón tay những phổ biến nhất là do viêm da tiếp xúc, vảy nến, tổ đỉa, ghẻ hoặc do các bệnh liên quan đến dây thần kinh ngoại biên gây ra.
1. Ngứa ngón tay là do viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị viêm, kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích thích, dị ứng. Bệnh thường biểu hiện thành tình trạng da bị ngứa ngáy, khó chịu khắp ngón tay và bàn tay kèm theo hiện tượng đỏ, đau, sưng và viêm ở các ngón tay.
Ngoài ra, người bị viêm da tiếp xúc còn có các mụn đỏ nổi trên bề mặt da cùng với việc xuất hiện các mảng da khô và bong tróc.
Một số tác nhân có thể gây kích ứng, dị ứng da dẫn tới tình trạng viêm da tiếp xúc đó là nước hoa, các loại trang sức, thắt lưng hoặc đồng hồ bằng kim loại. Ngoài ra các loại kem dưỡng tay, thuốc xịt khử trùng hay các loại thuốc nhuộm tóc, chất khử mùi cũng nằm trong nhóm tác nhân có thể gây ra các phản ứng sưng viêm và ngứa ở các ngón tay.
Tuy nhiên, ngón tay thường tiếp xúc với rất nhiều đồ vật, chất hóa học,… nên rất khó để xác định được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc là do đâu. Vậy nên trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh bằng các loại thuốc chứa corticosteroid dạng bôi hoặc sử dụng các loại kem kháng histamin, các loại thuốc giảm đau không theo toa.
Thêm vào đó, nếu tình trạng ngứa ngón tay do viêm da tiếp xúc không đáp ứng được việc sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống thì buộc các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình sử dụng quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng các tia cực tím trong việc điều trị các bệnh viêm da tiếp xúc.
2. Bệnh tổ đỉa cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa các ngón tay
Bệnh tổ đỉa là một dạng bệnh chàm đặc biệt với biểu hiện là xuất hiện các mụn nước nhỏ trên bề mặt ngón tay kèm theo tình trạng viêm đỏ, nứt nẻ và bong tróc da. Bệnh tổ đỉa xuất hiện ở ngón tay cũng gây nên các cơn ngứa ngáy dữ dội và các cơn đau rát.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, giới y học phỏng đoán rằng bệnh bắt nguồn từ những yếu tố như căng thẳng, kích ứng da hoặc bệnh dị ứng da theo mùa. Sở dĩ, các bác sĩ đưa ra phỏng đoán như vậy vì theo các số liệu đưa ra thì bệnh phát triển mạnh ở những bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng.
Bệnh tổ đỉa thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Để kiểm soát các cơn ngứa này, bệnh nhân có thể sử dụng đá để chườm lên vùng da bị tổ đỉa để giám ngứa và sưng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có biện pháp dưỡng ẩm da thường xuyên, tránh để da bị khô. Thêm vào đó, cân thay thế các loại xà phòng, sữa tắm hoặc chất tẩy rửa thành các loại dịu nhẹ, thích hợp với da nhạy cảm hoặc không gây kích ứng cho da.
3. Ngứa ngón tay bắt nguồn từ căn bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu với biểu hiện là các tế bào da tích tụ hình thành các mảng da bong tróc, gây ngứa. Các lớp vảy này thường có màu trắng đục kèm theo tình trạng ngứa ngáy và đau rát ở các ngón tay. Thậm chí, bệnh da liễu này còn khiến cho da bị khô, nứt nẻ, nhiều khi dẫn tới chảy máu.
Bệnh vảy nến rất khó điều trị, có chăng chỉ là kìm hãm sự phát triển của bệnh bằng các loại thuốc uống theo toa kết hợp với các loại kem chứa corticosteroid, các chất tương tự vitamin D, acid salicylic cùng với phương pháp quang trị liệu.
4. Các bệnh liên quan tới thần kinh ngoại biên cũng có thể gây ngứa ngón tay
Bệnh liên quan tới thần kinh ngoại biên là bệnh ẩn chứa rất nhiều tác động tiêu cực đến các vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả chân và tay. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh này có thể là do tại nạn, chấn thương, do nhiễm trùng, do người bệnh bị phơi nhiễm chất độc hoặc cơ thể gặp các vấn đề về trao đổi chất.
Không chỉ có vậy, bệnh thần kinh ngoại biên cũng là biến chứng của các bệnh tiểu đường type 1, type 2. Sở dĩ như vậy vì bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp tình trạng lượng đường trong máu tăng cao mất kiểm soát, ảnh hưởng tới chức năng của các loại dây thần kinh ngoại biên.
Triệu chứng điển hình của bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây ra đó là các ngón tay và tay bị ngứa ran, đau rát, tê cứng hoặc mất cảm giác. Tình trạng bệnh này hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng bệnh đồng thời làm chậm tiến trình phát triển của bệnh bằng cách:
- Thực hiện hướng dẫn của bác sĩ về cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức phù hợp.
- Giữ huyết áp luôn ổn định.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn hàng ngày.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá cùng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
- Thực hiện biện pháp châm cứu.
- Sử dụng các loại kem bôi có chứa capsaicin hoặc các loại thuốc chống co giật, trầm cảm.
5. Ngứa các ngón tay do bệnh ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh ngoài ra, xuất hiện do một loại côn trùng ký sinh trên da gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các nếp gấp da như ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh ghẻ có biểu hiện thành các nốt mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trên bề mặt da.
Ngoài ra, bệnh còn tạo thành các vết hằn nhỏ có hình dạng như một đường hầm trên da, tạo thành cảm giác ngứa ngáy dữ dội khi tắm hoặc sau khi tắm. Vùng da bị ghẻ sẽ dày hơn so với da ở những vị trí khác và có hiện tượng bong vảy. Càng về đêm thì cảm giác ngứa càng tăng dần.
Bệnh ghẻ rất dễ lây lan qua việc tiếp xúc da kề da hoặc qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, ga trải giường,… Để chữa khỏi bệnh ghẻ đòi hỏi phải tiêu diệt được hết các ký sinh trùng gây bệnh cũng như trứng của chúng.
Cách khắc phục ngứa đầu ngón tay hiệu quả
Tình trạng ngứa ngón tay có thẻ khắc phục tại nhà thông qua việc tuân thủ một số lưu ý sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng các loại xà phòng, dung dịch rửa tay dịu nhẹ với làn da.
- Sau khi rửa tay sử dụng khăn mềm sạch để lau khô da.
- Khi có cảm giác ngứa cần ngâm tay vào nước lạnh để làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh ở ngón tay, từ đó giảm cảm giác ngứa.
- Tránh xa các loại mỹ phẩm chăm sóc da có thành phần gây kích ứng.
- Không tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng các loại kem dưỡng da tay có thành phần phù hợp để dưỡng ẩm.
- Có thể sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid, thuốc chống nấm hoặc kem diệt khuẩn để giảm tình trạng ngứa dựa trên sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa ngón tay có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm ngứa hiệu quả, ví dụ như:
1. Bài thuốc trị ngứa ngón tay từ lá trầu không
Lá trầu không là một loại dược liệu có tính kháng khuẩn khá tốt, có thể sử dụng trong trường hợp da bị nấm, viêm, đặc biệt là ngứa đầu ngón tay do sự phát triển của các loại ký sinh trùng.
Để trị ngứa bằng lá trầu không, bạn chỉ cần chọn 5 – 10 chiếc lá đem rửa sạch rồi vò nát và đem nấu với nước có kèm thêm ít muối biển. Tiếp đó chờ nước trở về nhiệt độ ấm vừa phải thì cho các ngón tay bị ngứa xuống để ngâm.
Để phương pháp này phát huy tác dụng, bạn cần kiên trì thực hiện từ 4 -5 tháng.
2. Sử dụng bồ kết để chữa ngứa ngón tay
Cũng giống như lá trầu không, bồ kết cũng có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của nấm, từ đó giảm ngứa hiệu quả.
Cách sử dụng bồ kết để chữa ngứa cho các ngón tay cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 3 – 5 quả bồ kết đem nướng lên đến khi vàng thơm là được. Sau đó cho bồ kết vào đun sôi với nước chừng 5 – 10 phút rồi đem ra chờ nguội bớt rồi ngâm các ngón tay vào đó.
Phương pháp này muốn hiệu quả thì người bị ngứa phải thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 2 – 3 lần và liên tục trong 4 – 5 tháng.
3. Kết hợp lá trầu không và bồ kết để chữa ngứa ngón tay
Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị 20 lá trầu không già cùng 10 quả bồ kết rồi cho vào nồi chứa 2 lít nước và đun sôi.
Chờ tới khi nước sôi thì bắc ra khỏi bếp và hòa cùng với khoảng 2 – 3 lít nước đến khi đạt được độ ấm vừa đủ thì cho tay vào ngâm tầm 20 phút.
Phương pháp này bạn cũng chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần, tránh sử dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
Như vậy ngứa ngón tay một trong những triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh da liễu khác nhau. Những căn bệnh da liễu này thường không thể chữa khỏi hoàn toàn và rất dễ tái phát nếu không tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Do đó, khi thấy xuất hiện những bất thường trên da, bạn hãy đến các trung tâm, cơ sở, bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.