Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên đối với những mẹ sinh con đầu lòng thì không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ. Khi phát hiện con bị rụng tóc nhiều các mẹ không ngừng cảm thấy lo lắng cho con. Vậy trẻ sơ sinh bi rụng tóc nhiều là do nguyên nhân gì và có nguy hiểm gì tới bé hay không? Hãy cùng Kinhnghiembimsua.com tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không?
Khi phát hiện bé nhà mình bị rụng tóc nhiều khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng bồn chồn. Tuy nhiên, vấn đề này các mẹ không cần quá lo lắng. Bởi theo các chuyên gia rụng lông, tóc là hiện tượng tất cả các trẻ sơ sinh đều sẽ trải qua trong đời. Cụ thể, sau sinh vài tuần thì cả tóc, lông trên mặt và người trẻ sơ sinh sẽ rụng dần. Vì vậy, những quan niệm như bé rụng tóc, lông do sữa mẹ kém hay do bé thiếu chất, bị bệnh là hoàn toàn sai lầm.
Không riêng gì trẻ sơ sinh mà ngay cả người lớn, những sợi tóc cũng bị rụng khi già đi. Tuy nhiên số lượng rụng tóc ở người trưởng thành thưa thớt hơn nên ít được chú ý. Còn riêng với trẻ sơ sinh thì lượng tóc rụng nhiều nên rất dễ gây chú ý. Điều này khiến cha mẹ hoang mang lo lắng, sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con.
Tóc của trẻ sơ sinh còn gọi là tóc non hay tóc máu. Nó sẽ rụng đi theo thời gian. Thay vào đó là những sợi tóc trưởng thành, khoẻ mạnh.
Như vậy cha mẹ có thể yên tâm, tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh không hề nguy hiểm. Nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà trẻ nào cũng sẽ trải qua.
Khi nào trẻ sơ sinh sẽ rụng tóc
- Theo các chuyên gia, thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu rụng tóc từ tuần thứ 8-12 sau sinh. Tuy nhiên cũng có bé rụng tóc sớm hoặc muộn hơn. Sau khi rụng, tóc sẽ mọc lại ở tháng thứ 3 đến tháng thứ 7.
- Để tóc mọc dày và đẹp thì cha mẹ cần phải đợi cho tới khi con 2 tuổi.
- Tóc của trẻ thuộc kiểu xoăn, thẳng, mượt, màu tóc thế nào sẽ phụ thuộc vào giới tính, dân tộc, di truyền. Điều kiện sinh nở như sinh sớm hay muộn, mổ lấy thai, dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới kiểu tóc của trẻ.
- Tóc trưởng thành của trẻ có thể khác hoàn toàn về độ cứng cũng như màu tóc so với lúc mới chào đời.
- Khi trẻ tỉnh và bụng đói, cha mẹ cần tăng cường cho bé nằm sấp. Giai đoạn đầu cho bé nằm từ 1-2 phút sau đó tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ nằm sấp, gáy sẽ được nghỉ ngơi. Đồng thời nó giúp trẻ sơ sinh phát triển vận động tốt hơn.
Lưu ý cho phụ huynh khi trẻ rụng tóc
- Trong thời gian bé rụng tóc, cha mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Cụ thể nên thay đổi cho trẻ nằm tất cả các tư thế như nằm ngửa, nghiên trái, nghiêng phải. Đồng thời mỗi tư thế nằm không quá 2 tiếng. Nếu để trẻ nằm chỉ 1 tư thế thì vùng tóc tiếp xúc với gối sẽ rụng nhiều hơn những phần khác.
- Khi tắm cho trẻ nên kết hợp gội đầu, massage, chải tóc giúp kích thích da đầu, lưu thông máu tới chân tóc.
- Chọn loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa kiềm để bảo vệ da đầu trẻ.
- Khi lau tóc cho trẻ nên lựa chọn những loại khăn có chất liệu mềm như khăn bông, khăn xô để lau nhẹ, tránh chà sát đầu trẻ.
Rụng tóc kết hợp với bệnh lý bất thường khác có thể là biểu hiện của còi xương
- Trẻ sơ sinh rụng tóc sinh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi bé rụng tóc, có những mảng hói trên đầu kèm các bệnh lý khác như quấy khóc; ngủ không yên; xương sọ mềm; thóp liền chậm;…thì rất có thể con bạn đã mắc bệnh còi xương.
- Trường hợp trẻ bị rụng tóc vành khăn cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin D mẹ cần lưu ý vấn đề này.
- Một số trẻ gặp bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, tuyến yên cũng hay gặp hiện tượng tóc rụng cả đầu chứ không phải từng mảng. Khi gặp những trường hợp này, bạn cần đưa trẻ ngay tới bệnh viện để được thăm khám và chữa trị nhé.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều có thể là do sinh lý hay dấu hiệu của một số bệnh lý. Vì vậy mà, các mẹ nên quan sát, chăm sóc con cẩn thận để sớm nhận ra những biểu hiện bất thường ở bé. Từ đó có biện pháp khắc phục và chữa trị kịp thời cho bé.