Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó ho có đờm khiến trẻ khó chịu, đau rát vùng họng, ho về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi rất nguy hiểm. Vậy có phương pháp dân gian nào giúp trẻ ho có đờm chóng khỏi hay không?
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân trẻ ho có đờm
Ho không phải là bệnh mà là một phản xạ bình thường của cơ thể có tác dụng đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp (mũi, họng). Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ho có đờm là do sự xâm nhiễm của vi khuẩn qua đường họng, mũi đi vào sâu bên trong tác động đến phổi. Triệu chứng này thường gặp vào mùa đông hơn mùa hè.
Một số nguyên nhân khác của hiện tượng ho có đờm:
- Cảm lạnh: Nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp, họng và mũi với các biểu hiện chính như bị hắt hơi, sổ mũi, thở khó, có nước mũi chảy, ho có đờm, sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc.
- Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân do virus hợp bào xâm nhập và tấn công vào đường hô hấp dưới sinh ra dịch nhầy đọng ở dưới đáy phổi. Trẻ khi này sẽ có các biểu hiện như thở nông, thở khò khè, khó thở, ho, nhiều đờm nhưng không sốt.
- Viêm tắc thanh quản: Nguyên nhân do virus tấn công cơ thể qua đường khí quản. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông do thời tiết lạnh giá, phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi với các biểu hiện như thở khò khè, ho vào ban đêm, có đờm hoặc không, không chảy nước mũi, không sốt.
- Viêm họng cấp: Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn liên cầu, phế cầu, virus sởi, cúm xâm nhập vào niêm mạc họng gây nên triệu chứng đau rát ở cổ họng, khó nuốt, sổ mũi, ho có đờm, không bị sốt. Bệnh có khả năng gây sốt cao 40 độ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
10 cách trị ho có đờm ở cổ cho trẻ bằng dân gian
1. Trị ho có đờm ở trẻ bằng quả lê
Quả lê là loại quả có tính mát, vị ngọt, chua thanh nhẹ có tác dụng tiêu độc, giảm ho, làm loãng dịch đờm, thanh nhiệt, nhuận phế, làm dịu cơn đau họng. Bên cạnh đó, trong quả lê còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá như năng lượng, vitamin, chất xơ, canxi, phốt pho, chất chống oxy hóa giúp trẻ bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng.
Bài thuốc này sử dụng để chữa ho có đờm do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản. Để chữa ho có đờm ở trẻ, bạn có thể áp dụng bài thuốc lê hấp đường phèn như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Quả lê tươi: 1 quả.
- Đường phèn: 2 thìa.
Cách thực hiện như sau:
- Lê ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi để ráo, dùng dao cắt ngang cuống rồi dùng thìa khoét phần thịt bên trong, không khoét quá nhiều và sát vỏ.
- Cho đường phèn vào bên trong quả lê, dùng phần lê vừa cắt đậy làm nắp rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 quả khoảng 3-4 lần, ăn cả phần lê và nước bên trong.
2. Dùng mật ong và chanh đào trị ho có đờm
Mật ong giàu vitamin gồm B1, B2, B6, C cùng các enzym và khoáng chất có lợi. Trong mật ong có chứa nhiều dược tính có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, kháng viêm giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ cơ thể tăng cường bổ sung năng lượng và làm dịu cơn ho, đau rát họng hiệu quả. Chanh đào có tác dụng làm sạch đường hô hấp trên, giúp tiêu đờm khi kết hợp với mật ong giúp trị ho rất tốt.
Nguyên liệu gồm có:
- Mật ong: 1 chén nhỏ.
- Chanh đào: 1 trái (hoặc tắc 3 trái).
Cách làm như sau:
- Chanh đào vắt lấy nước cốt hòa cùng mật ong và nước ấm.
- Cho trẻ uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng giúp tăng sức đề kháng, tiêu đờm và giảm ho nhanh.
Lưu ý: Nếu không có chanh đào, bạn có thể dùng 3 trái quất (tắc) để làm thuốc trị ho bằng cách thái ra thành các lát mỏng rồi trộn cùng với mật ong, đem đi hấp cách thủy 15 phút rồi cho bé ăn. Một ngày ăn 2-3 lần khi còn ấm.
3. Lá hẹ dùng cho trẻ bị ho có đờm
Lá hẹ có tính ấm, vị cay, trong đông y được dùng để giải độc, tiêu đờm, cầm máu, bổ can thận. Trong y học hiện đại, người ta tìm thấy trong lá hẹ có chứa chất allicin hoạt động tương tự như một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế vi khuẩn, đồng thời rất giàu vitamin (A, C, K) và khoáng chất như canxi, folate, magie, kali nên có tác dụng nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
Bài thuốc đơn giản từ hẹ là lấy nước cốt pha với nước ấm để uống. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, cách làm này khiến trẻ dễ bị nôn trớ bởi nước hẹ có mùi khó uống và hơi cay, đắng. Thế nên cha mẹ hãy áp dụng bài thuốc từ lá hẹ chưng cùng đường phèn nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá hẹ: 100g.
- Đường phèn: 1 thìa.
Cách thực hiện như sau:
- Lá hẹ tươi đem đi rửa kỹ, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, để ráo rồi thái nhỏ cho vào một chén vừa.
- Đường phèn giã nhỏ, rải đều lên trên chén đựng lá hẹ.
- Đưa chén hỗn hợp này đi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút.
Mỗi ngày cho trẻ ăn cả cái và nước, chia làm 2 lần, lần thứ 2 đem đi hấp lại cho nóng có tác dụng hiệu quả hơn.
4. Dùng củ cải trắng, mật ong và gừng trị ho có đờm
Củ cải trắng không chỉ là một loại rau củ quen thuộc mà trong đông y còn là một nguyên liệu trị bệnh vô cùng hiệu quả. Theo đó, củ cải trắng có tính bình, vị ngọt, có khả năng tác động vào tỳ, vị và 3 phế, được dùng để giải độc, tiêu đờm, giáng khí giúp trị ho rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có chứa rất nhiều nước, chất xơ và các vi chất có lợi nên giúp làm sạch cổ họng và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mật ong có tính kháng khuẩn, cung cấp năng lượng và gừng có tính ấm tốt cho phổi kết hợp với củ cải trắng giúp chữa ho vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Củ cải trắng tươi: 1kg.
- Mật ong: 30ml.
- Gừng: 250ml.
Cách thực hiện như sau:
- Củ cải mang đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ép hoặc xay lấy nước.
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng lát mỏng.
- Đưa nước ép củ cải và gừng đi sắc trong vòng 15 phút thì tắt bếp, thêm 30ml mật ong rồi bật bếp tiếp tục đun thêm 5 phút nữa.
- Tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh dùng dần.
- Mỗi ngày cho trẻ uống 10ml chia làm 2 lần uống, dùng liên tục đến khi triệu chứng ho dứt điểm.
5. Rau diếp cá giúp trị ho có đờm ở trẻ
Diếp cá là một loại rau rất quen thuộc với người Việt, tuy có vị hơi tanh khiến nhiều người không thể ăn được nhưng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Trong loại rau này có chứa một loại kháng sinh tự nhiên là decanoyl – acetaldehyd có tác dụng ức chế sự sản sinh của vi khuẩn tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) và phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) gây bệnh tai mũi họng.
Bên cạnh đó, các hợp chất như quercetin, alcaloid, methylnonylketon có tác dụng chữa lành các tổn thương và tăng sức đề kháng. Bài thuốc trị ho có đờm ở trẻ nhỏ từ rau diếp cá như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- Rau diếp cá: 1 nắm.
- Muối: 1 thìa nhỏ.
Cách thực hiện như sau:
- Lá diếp cá ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo.
- Đem lá diếp cá đã rửa sạch giã hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối.
- Cho thêm 200ml nước lọc rồi dùng rây lọc lấy nước cốt.
- Nếu trẻ khó uống, mẹ có thể thêm chút đường cho bé uống.
6. Trị ho có đờm bằng lá trầu không
Trong đông y, lá trầu không tác động vào vị, phế và tỳ nhờ tính ấm, vị cay mang đến hiệu quả làm thông thoáng đường hô hấp và làm thông kinh mạch. Trong y học hiện đại, lá trầu không được nghiên cứu là có các loại tinh dầu có tác dụng loại bỏ độc tố, loãng đờm, kháng viêm như Cineol, Eugenol. Với trẻ đang bị ho có đờm, lá trầu không giúp làm ấm phổi, tiêu đờm do cảm lạnh rất hiệu quả. Cách trị ho bằng lá trầu không trong dân gian như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá trầu không già: 10 lá.
- Mật ong.
Cách thực hiện như sau:
- Lá trầu không đem đi rửa sạch rồi để ráo, giã nhuyễn cho ra nước cốt chứa tinh dầu.
- Cho thêm 200ml nước sôi để nguội vào trầu không đã giã nhuyễn, khuấy đều trong 5 phút rồi dùng rây lọc để lấy nước.
Ngoài ra bạn có thể dùng lá trầu không (10 lá) với gừng (1 củ) bằng cách giã nát lá trầu và thái lát gừng, thêm 300ml nước sôi vào hỗn hợp rồi khuấy đều và lọc lấy nước cốt. Cho trẻ uống hết trong ngày, tuy nhiên hỗn hợp này khá khó uống nên thường ít được áp dụng cho trẻ nhỏ.
7. Trị ho cho trẻ bằng siro lá húng chanh
Lá húng chanh là một loại thảo mộc có tác dụng sát khuẩn, trị viêm họng, cảm lạnh, viêm phế quản, giúp tiêu độc, tiêu đờm. Lá húng chanh còn có chứa các loại tinh dầu hoạt động tương tự như kháng sinh tự nhiên gồm salicylate, eugenol, carvacrol, phenolic, codein,… giúp giảm sưng tấy, ức chế phát triển của virus và vi khuẩn. Để trị ho có đờm cho trẻ, mẹ có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá húng chanh: 30 lá tươi.
- Quất xanh: 4 quả.
- Gừng: 5 lát.
- Đường phèn: 2 thìa.
Cách làm như sau:
- Đem tất cả các nguyên liệu đi ngâm nước muối loãng và rửa sạch, để ráo.
- Lá húng chanh cắt nhỏ, gừng thái thái, quất cắt làm 2.
- Cho thêm 350ml nước sôi để nguội, cho vào xay trong máy xay sinh tố.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp vào nồi rồi thêm đường phèn trong khoảng 40 phút, để nguội rồi tắt bếp (khi đun không đậy nắp).
- Cho cả nước và cái vào hũ thủy tinh, để trong tủ lạnh, dùng được trong khoảng 3 tháng.
- Mỗi lần uống 2 muỗng pha cùng nước nóng để trị đờm rất hiệu quả.
8. Trị ho bằng lá húng chanh, bạc hà, tía tô, gừng tươi
Phương pháp thứ 2 sử dụng lá húng chanh như sau.
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có:
- Lá húng chanh: 1 nắm.
- Lá bạc hà: 5g,
- Lá tía tô: 9g.
- Gừng tươi: 5 lát.
Cách làm như sau:
- Cho thêm 750ml nước lọc, đun khoảng 45 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt.
- Cho trẻ uống sau bữa ăn, uống hết trong ngày.
9. Trị ho có đờm bằng nghệ
Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và một số các loại tinh dầu, cacbua terpenic có khả năng kháng khuẩn, tiêu đờm, chống viêm, trị ho,… Cách trị ho bằng nghệ cho trẻ như sau.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nghệ tươi: 15g.
- Lá trầu không già: 6 lá.
Cách thực hiện:
- Nghệ rửa sạch, để ráo, cạo bỏ vỏ.
- Lá trầu không ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo.
- Cho nghệ và lá trầu không giã nhuyễn, thêm 200ml nước sôi, khuấy kỹ, để trong vòng 15 phút rồi dùng rây lọc lấy nước.
- Cho trẻ uống trong ngày từ 3-5 lần sau khi ăn.
10. Trị ho bằng tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn, tiêu đờm, giải độc, trị ho có đờm,… Trong tỏi còn có chứa Allicin có tác dụng như một chất kháng sinh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, diệt khuẩn. Các vitamin (A, C, D, nhóm B) và hoạt chất (như fito xterin, polisaccarit, hydrat carbon,… có tác dụng giảm ho, giảm viêm rất hiệu quả.
Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Tỏi: 3 nhánh.
- Sữa: 200ml.
Cách làm như sau:
- Đun nóng sữa, tỏi giã nhuyễn cho vào sữa nóng.
- Để bớt nguội rồi cho trẻ uống hết một lần.
Lưu ý khi trị ho có đờm cho trẻ tại nhà
- Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với các trường hợp nhẹ, nếu trẻ ho quá nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
- Khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tránh ảnh hưởng nặng thêm tình trạng bệnh.
- Nếu trẻ dị ứng với bất cứ thành phần nào trong bài thuốc, cha mẹ nên ngừng ngay cho trẻ uống thêm.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vào mùa đông.
Ho là phản ứng cần thiết của cơ thể có tác dụng đẩy các tác nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, tuy nhiên mẹ cũng cần chữa sớm cho trẻ để tránh biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp chữa bệnh dân gian cho trẻ ho có đờm cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp can thiệp phù hợp.