Rạn da đỏ là những vết rạn mới hình thành và thường dễ điều trị hơn so với những vết rạn hình thành lâu năm có màu hồng và màu trắng bạc. Vậy nguyên nhân gây nên các vết rạn da màu đỏ là gì? Làm cách nào để điều trị hiệu quả những vết rạn đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó một cách rõ ràng nhất.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân gây rạn da đỏ là gì?
Các elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy do da bị kéo căng hoặc giãn quá mức gây nên các vết rạn da. Lúc mới xuất hiện, các vết rạn da này thường có màu đỏ hoặc tím thẫm. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm thì chúng sẽ chuyển thành màu hồng nhạt hoặc màu trắng bạc, khó điều trị hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các vết rạn da màu đỏ, cụ thể như sau:
1.1 Do tăng/ giảm cân đột ngột
Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vết rạn trên da. Sở dĩ như vậy vì khi cân nặng tăng nhanh nhưng các collagen sản sinh ra không kịp khiến da bị căng quá mức, giảm hoặc mất độ đàn hồi là tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn da.
Ngược lại khi giảm cân nhanh chóng và quá nhiều trong một thời gian ngắn cũng khiến da bị rạn. Cụ thể khi giảm cân không hợp lý, sự sản xuất hormone có thể giảm xuống làm quá trình sản xuất collagen trên da bị gián đoạn, ảnh hưởng tới khả năng đàn hồi của da và gây nên các vết rạn.
Tuy nhiên, những vết rạn da do giảm cân ít nhìn rõ hơn so với tăng cân nên nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng việc giảm cân đột ngột không ảnh hưởng gì tới sức khỏe làn da.
1.2 Do quá trình mang thai
Sở dĩ như vậy vì trong quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhiều và nhanh, có thể dao động từ 9 đến 20 kg. Thêm vào đó, vùng bụng là nơi ở của thai nhi vậy nên trong thai kỳ phát triển của thai nhi, lớp da vùng bụng cũng bị giãn ra quá mức. Những yếu tố này chính là nguyên nhân gây nên nguy cơ rạn da ở phụ nữ mang thai.
1.3 Xuất hiện rạn da màu đỏ do tuổi dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể cũng phát triển nhanh và có nhiều sự thay đổi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để những vết rạn da đỏ xuất hiện trên cơ thể người.
1.4 Do quá trình tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc quá chú trọng vào các bài tập nâng cơ sẽ vô tình làm tổn thương vùng da ở những bộ phận này, điển hình là tình trạng xuất hiện các vết rạn trên da.
1.5 Nâng ngực cũng sẽ khiến da bị rạn
Cơ chế của phương pháp nâng ngực chính là tăng kích thước của bầu ngực bằng cách cho túi độn vào bên trong núi đôi để ngực căng ra. Sự thay đổi đột ngột kích thước ngực sẽ dẫn tới tình trạng rạn da tương tự như ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, có rất nhiều kích thước túi độn ngực do đó tình trạng rạn da do nâng ngực ở mỗi người mỗi khác.
1.6 Do lạm dụng các loại thuốc chứa corticosteroid
Chất corticosteroid thường được sử dụng trong các loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch để dùng để điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Loại thuốc này thường chỉ được chỉ định trong một thời gian ngắn vì nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có tình trạng rạn da đỏ.
1.7 Do di truyền
Da bị rạn đôi khi cũng liên quan tới vấn đề di truyền ở những người cận huyết. Khi này, thế hệ sau có thể thừa hưởng những đặc điểm trong cấu trúc da và phát sinh rạn da khi đến điều kiện thích hợp.
1.8 Rạn da do một số bệnh lý
Tình trạng rạn da đỏ cũng là biểu hiện của một số bệnh như hội chứng cushing, hội chứng Ehlers-Danlos hoặc bệnh tiểu đường,…
Rạn da đỏ thường gặp ở các thanh thiếu niên đang độ tuổi dậy thì hoặc ở những người đang tập thể hình khiến cơ bắp săn chắc. Nữ giới sẽ có nguy cơ rạn da cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới 25%.
Rạn da đỏ có tự hết không?
Các vết rạn da đỏ không thể tự hết được mà sẽ chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu trắng. Những vết rạn này có thể mờ dần đi theo thời gian nhưng không thể hết được hẳn.
Tuy nhiên, rạn da đỏ sẽ dễ điều trị hơn so với rạn da trắng hoặc rạn da hồng nhạt nếu được xử lý sớm và đúng phương pháp.
Cách chữa trị vết rạn da màu đỏ hiệu quả
3.1 Sử dụng kem trị rạn da
Các loại kem trị rạn da đa phần khá an toàn vì có thành phần là thảo dược. Sử dụng các loại kem này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp tăng khả năng đàn hồi của da. Ngoài ra, một số loại kem trị rạn da có chứa vitamin E còn giúp kích thích quá trình sản xuất collagen để hình thành lớp da mới, giúp làm mờ các vết rạn cũng như tạo độ săn chắc và khỏe mạnh cho da.
3.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp chữa trị vết rạn da màu đỏ
Nếu nguyên nhân gây rạn da là do việc tăng, giảm cân không hợp lý thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cần bằng để cân nặng ổn định trở lại. Ngoài ra, cần tăng cần các loại thực phẩm lành mạnh, chứa các dưỡng chất giúp cải thiện độ đàn hồi của da cũng như thúc đẩy quá trình sản sinh collagen của da.
Những người bị rạn da đỏ cần tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu omega 3, giàu các loại acid béo cũng như thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Sở dĩ như vậy vì các loại thực phẩm giàu omega 3 sẽ giúp sản sinh collagen cho da, giúp da khỏe mạnh, đàn hồi tốt hơn.
Ngoài ra, những người có vết rạn da màu đỏ cũng cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo như các loại hạt, dầu thực vật, bơ trứng,… để duy trì độ ẩm cần thiết cho da, đồng thời phục hồi các tế bào da bị tổn thương, ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn mới.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, các loại củ, nấm và trái cây cũng rất cần thiết cho những người gặp những tổn thương da như này vì chúng hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn, giúp loại bỏ các hắc sắc tố làm da không đều màu. Đặc biệt, các loại rau củ, trái cây như này còn giúp tăng sức đề kháng cho làn da.
Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi đó thì bạn cũng cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường cùng các gia vị cay nóng, các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và tinh bột,.. Sở dĩ như vậy vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng cân nặng của bạn từ đó khiến da ngày càng căng hơn, vết rạn xuất hiện nhiều hơn và dày hơn. Bạn cũng không nên uống các loại đồ uống có gas, các loại nước ngọt, chất kích thích để tránh làm mất độ đàn hồi của da.
3.3 Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm sự hình thành của các vết rạn da màu đỏ. Lý do là vì nhờ có tập luyện thể dục, thể thao mà bạn có thể tiêu hao được các loại năng lượng dư thừa, cải thiện độ săn chắc cho làn da của mình. Đồng thời, khi tập các động tác liên quan đến vùng bụng, độ đàn hồi của da sẽ được cải thiện, giảm nguy cơ hình thành các vết rạn da màu ở các bà mẹ đang mang thai.
3.4 Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa rạn da đỏ
Bạn cũng có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa rạn da đỏ. Các loại nguyên liệu này vừa lành tính, vừa an toàn, không gây tác dụng phụ cho phụ nữ đang mang thai, người đang cho con bú hoặc những người có làn da nhạy cảm.
Một số loại nguyên liệu bạn có thể sử dụng để làm mờ các vết rạn da màu đỏ đó là dầu dừa, mật ong hoặc quả bơ. Dầu dừa với hàm lượng dồi dào các acid béo cùng polyphenol sẽ dưỡng ẩm cho da, làm mờ các vết rạn đỏ hiệu quả.
Trong khi đó, mật ong lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, acid amin cùng các vitamin E nên khi sử dụng lên vùng da bị rạn sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da và phục hồi những tổn thương ở tế bào. Còn quả bơ lại chứa rất nhiều dinh dưỡng cùng các khoáng chất, acid amin, vitamin E để dưỡng ẩm cho vùng da bị rạn đỏ, tăng sức đề kháng và làm mờ vết rạn.
3.5 Sử dụng các loại thuốc bôi để trị rạn da đỏ
Các loại thuốc có thành phần vitamin A được bôi trực tiếp trên da sẽ phục hồi mật độ elastin cùng collagen, từ đó làm mờ vết rạn và hạn chế sự hình thành của các vết rạn mới.
3.6 Các liệu pháp xâm lấn được sử dụng để điều trị các vết rạn da màu đỏ
Các liệu pháp này có thể là liệu pháp laser để chiếu trực tiếp lên vết rạn nhằm phục hồi lượng collagen đã mất của da, hoặc cũng có thể là liệu pháp chemical peel sử dụng các loại acid AHA, BHA với nồng độ cao để loại bỏ biểu bì da.
Trên đây là những nguyên nhân gây nên các vết rạn da đỏ cùng với cách điều trị tình trạng tổn thương này. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai khi chữa rạn da cần đặc biệt lưu ý, nên lựa chọn phương pháp lành tính, không gây hại cho cả mẹ và con.