Trẻ sơ sinh bị trớ hay trẻ sơ sinh bị ọc sữa là điều khó tránh khỏi khi cho bé ăn sữa, đây là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ hay bị trớ, bị ọc sữa nhiều xảy ra thường xuyên thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ như nào? Cùng Kinhnghiembimsua.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ
Trẻ sơ sinh bị trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất mà mẹ cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho bé.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do ăn chưa đúng cách
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị trớ là mẹ cho ăn chưa đúng cách. Khi trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú bình không đúng cách,… thì việc trẻ bị trớ, bị ọc sữa là điều rất khó tránh khỏi. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên chia nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ, không nên ép trẻ ăn quá no. Đặc biệt khi cho trẻ sơ sinh bú xong, nên bế con khoảng 10 phút trước khi cho con nằm.
Trong trường hợp trẻ bú bình thì khi cho ăn cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình. Cách này sẽ tránh việc trẻ nuốt phải nhiều không khí và gây trớ.
Trẻ sơ sinh bị trớ do rối loạn thần kinh thực vật gây co thắt môn vị
Tình trạng này hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lúc đó dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện. Chất trớ là nước sữa hoặc sữa đông vón. Tuy nhiên trẻ vẫn háu ăn, cơ thể phát triển bình thường. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ được 6-8 tháng và kết thúc trong năm đầu tiên.
Bệnh về tiêu hoá
Cụ thể một số bệnh về tiêu hoá có thể khiến trẻ sơ sinh bị trớ đó là: lồng ruột; tắc ruột; viêm ruột non hoại tử;…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ. Đây là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn tới việc nôn trớ ở trẻ. Sau khi ăn xong hoặc do khóc có thể xuất hiện hiện tượng nôn trớ. Chất nôn chủ yếu là sữa mẹ cho trẻ ăn.
Dị tật thực quản
Ở trẻ sơ sinh có thể gặp dị tật như thực quản hẹp, giãn to hoặc ngắn. Nó khiến trẻ bị nôn trớ ngay sau khi ăn. Cụ thể khi thực quản ngắn thì dạ dày bị kéo lên trên. Nếu trẻ nằm thì thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngực ra. Chất nôn trong trường hợp này thường là sữa kèm chất nhày, máu.
Dị tật hẹp phì đại môn vị
Khi trẻ mắc dị tật này sẽ khiến thức ăn khó đi từ dạ dày xuống tá tràng. Trẻ sẽ sớm xuất hiện hiện tượng nôn trớ khoảng 2-3 tuần sau sinh. Thậm chí nôn nhiều lần, nôn vọt mạnh và liên tục sau sinh. Cha mẹ nên quan sát chất nôn của con. Trong trường hợp này chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón cục. Do bị nôn nên trẻ sẽ sụt cân nhanh và có thể bị kèm táo bón.
Trẻ nôn trớ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Vì vậy nếu thấy con bị hiện tượng này cần tìm ra nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là điều khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng, bồn chồn. chồn, không biết phải xử lý như thế nào. Dưới đây, cách xử lý trẻ bị ọc sữa đúng cách, hiệu quả dành cho bố mẹ:
Bước 1: Khi trẻ bị nôn trớ mẹ cần nghiêng đầu bé sang một bên. Sau đó nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ miệng, mũi, họng cho bé. Cách đơn giản để làm sạch miệng bé là mẹ lấy khăn gạc cuốn vào ngón tay để thấm hết chất nôn trong miệng và họng bé.
Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng để trấn an cho bé, đồng thời giúp bé nôn hết phần sữa còn sót lại trong cổ họng.
Bước 3: Dùng nước ấm lau cổ, lau người, thay quần áo sạch cho bé.
Bước 4: Tiếp theo, cho bé uống nước ấm và bú sữa từ từ
Cách hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ hiệu quả
Chuyên gia khuyên cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ:
Cho trẻ ăn nhiều bữa
Điều này có nghĩa là trẻ sơ sinh cần được chia nhỏ khẩu phần ăn. Tuy nhiên nhiều người lo lắng nếu con bú thời gian ngắn sẽ chỉ nhận được sữa đầu chứa chủ yếu protein mà không nhận được sữa cuối chứa nhiều lipid. Trong trường hợp này, mẹ có thể vắt bớt sữa đầu rồi bảo quản để uống sau mà vẫn đảm bảo trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối.
Tư thế bú đúng cách
Cho bé bú tư thế đúng cũng là cách khắc phục tình trạng nôn trớ hiệu quả. Tư thế và cách ngậm bắt vú đúng không đúng sẽ khiến bé dễ dàng nuốt phải nhiều không khí, dẫn đến tình trạng đầy hơi, gây nôn trớ.
Khi bú mẹ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé bú quá no. Đồng thời, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ, đảm bảo sữa luôn ngập cổ bình, để bé bú dễ dàng hơn. Tránh trường hợp bé nuốt quá nhiều không khí vào bụng.
Massage quanh rốn cho bé
Massage nhẹ nhàng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch giúp bé giảm chướng bụng, đầy hơi. Đây cũng là cách hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị trớ không phải trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan. Quan sát thấy bé có dấu hiệu bất thường nào hãy đem bé đến bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời.