Trên lông mày trẻ sơ sinh xuất hiện vảy khiến trẻ khó chịu, mất thẩm mỹ, cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày là gì và cách chữa trị ra sao? Cùng Kinhnghiembimsua.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Hiện tượng đóng vảy ở lông mày
Theo thống kê, hiện tượng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đóng vảy ở lông mày chiếm 10%. Tỷ lệ này tăng cao lên 70% đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Ở trẻ 1-2 tuổi, nguy cơ bị đóng vảy trên lông mày giảm xuống còn 7%. Thông thường trẻ bị đóng vảy ở lông mày thường liên quan đến bệnh viêm da tiết bã hoặc bị chàm. Ngoài vị trí ở lông mày, hiện tượng đóng vảy này còn có thể xuất hiện ở đầu, trán, sau tai,… đôi khi thậm chí có cả ở mũi, nách, háng.
Trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có nguy hiểm không?
Thực tế, trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày không nguy hiểm. Thông thường hiện tượng này sẽ hết khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên nó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu. Nếu bị nặng có thể bị nứt nẻ, gây kích ứng cho làn da của bé. Tình trạng này thường gặp ở các bé 3 tháng tuổi, và tự lành sau khi bé lên 1 tuổi mà không can thiệp điều trị y tế. Nên bố mẹ không quá lo lắng.
Giải pháp khi trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày
Mặc dù hiện tượng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế nhưng cha mẹ vẫn cần có biện pháp để làm giảm, điều trị cho bé. Giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc ở bé, giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Cha mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh thoa lên vùng da đóng vảy của trẻ. Cách này sẽ làm giảm hiện tượng vảy cứng đóng thành từng mảng. Đồng thời các vảy cũng nhanh bong ra hơn. Ngoài dùng kem dưỡng ẩm, cha mẹ có thể bôi lên vùng da đóng vảy của trẻ các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu jojoba hay dầu oliu. Sau khi xoa dầu xong bạn có thể mát xa nhẹ nhàng rồi để dầu ngấm vào da khoảng 15 phút. Cuối cùng bạn rửa sạch lại cho trẻ. Bước bôi dầu này nên được thực hiện trước lúc chuẩn bị cho trẻ tắm.
Không dùng tay cạy các mảng bám trên da trẻ
Tuyệt đối tránh dùng tay cạy, kỳ cọ mạnh vùng da bị bệnh của trẻ hoặc dùng các loại dầu gội có hóa chất tẩy rửa để vệ sinh cho bé. Vùng da ở lông mày khá nhạy cảm, nếu dùng hoá chất tẩy rửa có thể khiến bé bị kích ứng, nhiễm trùng và tình trạng đóng vảy càng nặng thêm.
Tắm gội thường xuyên cho bé
Cha mẹ hãy sử dụng những sản phẩm chuyên dụng, không chứa hoá chất tẩy rửa và có độ pH phù hợp để tắm gội cho bé. Đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ là cách tốt nhất để làm giảm hiện tượng đóng vảy trên lông mày trẻ.
Chải lông mày
Một biện pháp rất đơn giản khác mà cha mẹ có thể làm tại nhà đó là chải lông mày nhẹ nhàng cho trẻ. Đây là cách tốt nhất giúp loại vảy trên lông mày mà không làm vùng da đó bị tổn thương. Để chải lông mày cho trẻ, phụ huynh có thể dùng bàn chải chuyên dụng hoặc bàn chải đánh răng có đầu lông mềm. Chải nhẹ nhàng theo chiều lông mọc mỗi ngày một lần. Làm kiên trì trong vài tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Thoa kem theo chỉ định của bác sĩ
Trong một số trường hợp trẻ bị đóng vảy nặng; vùng da bị tấy đỏ; lây lan sang nhiều vùng da khác; vùng da bị nứt; chảy máu; bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và cấp thuốc điều trị ngay. Nếu để lâu, những vết nứt có thể gây nhiễm trùng da và máu rất nguy hiểm. Tuy trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng các phụ huynh phải cực kỳ cẩn trọng nếu không muốn trẻ gặp nguy hiểm.
Hi vọng qua bài viết này mẹ sẽ có thêm kiến thức về việc chăm sóc bé và hiểu rõ tình trạng trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở lông mày và cách khắc phục cho bé hiệu quả.