Giấc ngủ đối với trẻ nói chung và trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ thơ. So với giấc ngủ của người lớn, cách ngủ, thời gian ngủ của trẻ có rất nhiều điểm khác biệt. Bài viết này Kinhnghiembimsua.com sẽ giải đáp cho các bạn tất cả các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng như trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ. Cùng theo dõi nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ
Những em bé mới chào đời thường ngủ vào ban ngày và chơi vào ban đêm. Đây là việc rất bình thường bởi trẻ vẫn duy trì thói quen khi còn trong bụng mẹ. Thời gian ngủ và giờ ngủ của trẻ sẽ dần thay đổi khi lớn lên. Bậc cha mẹ cũng nên nhớ, ở mỗi giai đoạn, thời gian ngủ của trẻ là khác nhau.
Cụ thể:
- Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: Trung bình mỗi ngày trẻ khoảng từ 16-18 tiếng.
- Đối với trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi: Trung bình trẻ sẽ ngủ từ 6-8 tiếng mỗi đêm, mỗi ngày sẽ có 2-3 giấc ngủ. Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ thường là 2-3 tiếng. Tổng thời gian ngủ cả ngày khoảng 12-16 tiếng.
Lưu ý, đối với những trẻ vừa sinh ra, việc ngủ thẳng đêm là chuyện rất hiếm. Các bé ngủ nhiều nhưng có giấc ngủ ngắn. Chu kỳ ngủ – thức của trẻ cần khoảng 6 tuần mới bắt đầu vào nếp. Trong khoảng 3-6 tháng, chu kỳ này dần tuân theo quy luật. Từ 3 tháng đến 1 tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày). Khoảng 9 tháng tuổi, 70-80% trẻ sẽ ngủ thẳng đêm – nghĩa là ngủ liền 5-6 tiếng.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon
Hoạt động thường ngày của trẻ sơ sinh là ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn. Tuy nhiên, nếu bé ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc thì có thể do một số nguyên chính sau đây, các mẹ cần lưu ý:
- Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, ngủ hay mơ màng, bất an. Thiếu canxi không chỉ khiến hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng mà còn làm chậm chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó giấc ngủ của trẻ sẽ chập chờn, ngủ không ngon, hay quấy khóc.
- Phòng ngủ không phù hợp: Trẻ sẽ khó ngủ nếu không gian ngủ không sạch sẽ, thoáng mát hoặc bị ẩm ướt,…
- Ăn quá no hoặc quá đói: Ăn quá no có thể khiến trẻ bị bí bách, đầy hơi, trào ngược. Còn khi đói trẻ dễ tỉnh giấc đòi bú.
- Trẻ đang ốm hoặc mọc răng.
Cách giúp trẻ ngủ ngon hơn
Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp khôi phục năng lượng, phát triển não bộ và cả chiều cao. Vậy để trẻ ngủ đủ và ngon giấc bạn có thể thực hiện một số mẹo sau:
- Tip nhận biết trẻ buồn ngủ và cần được cho đi ngủ ngay: Trẻ dụi mắt, kéo sờ tai; Trẻ cáu gắt. Đây là dấu hiệu trẻ đã mệt và muốn đi ngủ.
- Xây dựng phòng ngủ thoáng đãng: Một phòng ngủ dễ chịu, nhiệt độ vừa phải sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.
- Ngậm ti giả hoặc ôm gấu bông: Để trẻ nhanh đi vào giấc ngủ và cảm thấy an toàn, cha mẹ có thể cho con ngậm ti giả hoặc có một con thú bông bên cạnh.
- Ủ quấn sẽ giúp trẻ ổn định vì bé sẽ cảm thấy như còn trong bụng mẹ và an tâm ngủ.
- Bật âm thanh nhẹ nhàng: Tiếng ồn trắng giúp trẻ ổn định, dễ ngủ. Hãy sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hoặc ứng dụng trên điện thoại.
- Sáng chơi, đêm ngủ: Bạn có thể tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm khi được 2 tuần tuổi. Vào ban ngày, cố gắng chơi với bé càng nhiều càng tốt. Nhớ rằng phải luôn bật đèn sáng trong nhà và phòng ngủ. Bạn cũng đừng quá lo lắng về những tiếng ồn ban ngày. Tuy nhiên khi đêm xuống, hãy tắt hết đèn và giảm các tiếng ồn để giúp bé ổn định hơn. Đừng chơi với bé khi bé thức đêm.
Hi vọng qua bài viết Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, hiểu rõ về nhu cầu giấc ngủ từ đó chăm sóc bé tốt hơn.