Có thể bạn đã nghe nói tới khái niệm windows 32 bit và 64bit nhưng lại chưa thực sự hiểu chúng như thế nào có điểm gì giống và khác nhau không. Mà tại sao lại chia phân loại chúng như vậy. Đồng thời phiên bản 32bit và 64bit thì phù hợp những loại máy tính như thế nào? Để có thể biết chính xác và tìm hiểu thêm về sự khác biệt của 2 loại windows 32 bit và 64bit thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Sự khác biệt giữa windows 32 bit và 64 bit là gì?
Cấu trúc máy tính 32 bit và 64 bit
Máy tính của bạn đang sử dụng có cấu trúc khác nhau. Tùy thuộc vào bộ vi xử lý CPU để bạn có thể biết được máy tính của bạn thuộc dạng 32 bit hay 64 bit. Hầu hết các loại máy tính của bạn đều nằm trong 2 loại này. Và trong những năm trở lại đây thì phiên bản windows đang dần thay thế phiên bản 32 bit. Với công nghệ xử lý các thao tác của 64 bit mạnh hơn, nhanh hơn nhiều so với phiên bản còn lại. Vì thế chúng được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Để hiểu thêm về mức độ khác nhau rõ rệt của 32 bit và 64 bit bạn cần thực hiện một phép tính đơn giản. Không giống như một hệ thập phân 10 chữ số hàng, hệ nhị phân chỉ có chứa 2 số 0 và 1.
Vì vậy mà xác định được 32 bit tương đương với 2^32 và ngược lại dung lượng của 64 bit tương đương với 2^64.
Điểm khác biệt lớn giữa windows 32 bit và 64 bit
Nếu bạn đang sở hữu bộ xử lý 64 bit vậy bạn nên cài cho mình phiên bản windows 64 bit để tận hưởng tối đa tiện ích mà nó mang lại khi sử dụng. Với phiên bản 32 bit có thể chạy trên bộ xử lý 64 bit nhưng không thể sử dụng hết những tính năng của hệ điều hành chính được.
Đối với phiên bản 64 bit bạn tuyệt nhiên không thể cài đặt vào bộ vi xử lý 32 bit lên được. Tuy nhiên chúng lại có sự tương thích ngược lại ở phiên bản 32bit cài vào book vi xử lý 64bit .
Có 2 điểm khác biệt bạn có thể quan sát được đó chính là ở 32 bit và 64 bit. Thứ nhất tại phiên bản 32bit chỉ có dung lượng tối đa là 4GB RAM. Vì vậy nếu như bạn đang dùng máy tính RAM 16GB, nhưng lại chạy phiên bản windows 32 bit, thì nó sẽ không sử dụng hết 4GB RAM.
Điểm khác biệt thứ 2 là mục program file trên phiên bản 32 bit các ứng dụng chỉ cài đặt trong đó. Trong khi đối với phiên bản 64 bit thì các ứng dụng sẽ được đẩy cả vào mục program file X86. Do đó phần mềm viết cấu trúc cho cả 2 phiên bản là hoàn toàn khác nhau.
Khi phân loại chúng ra như vậy chính là cách để khi bạn muốn sử dụng thông tin chia sẻ như dạng DLLs chúng ta chỉ cần truy cập chính xác danh mục program để lấy thông tin.
Thêm một lưu ý nhỏ đó là đối với windows 64bit yêu cầu các bản driver khi cập nhật cần phải tương ứng. Nếu bạn có cài đặt máy in hay công cụ nào đó chỉ dành riêng cho 2 phiên bản chứ chúng không thể dùng chung cho nhau được.
Sự khác biệt của các chương trình 32 bit và 64 bit
Khi bạn cài đặt phần mềm nó sẽ có hiển thị thay đổi theo phiên bản 32 bit và 64 bit. Một số nhà phát triển ứng dụng họ chỉ thực hiện cung cấp cho bản 32bit. Đôi khi họ cho phép bạn chọn phiên bản cài đặt nhưng cũng có tự động cập nhật phiên bản phù hợp những hệ điều hành windows bạn đang sử dụng.
Nếu bạn đang chạy windows 64 bit bạn nên sử dụng những phần mềm tương ứng với 64 bit. Đối với phiên bản windows 64 bit có thể có những ứng dụng không khiến bạn ấn tượng bởi tốc độ. Nhưng chúng lại có khả năng và lợi thế về bảo mật và dùng hơn 4 GB RAM cùng lúc. Vì thế mà chúng thường chạy ổn định và lâu dài hơn.
Tóm lại
Với những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết cách để sử dụng và lựa chọn cho mình đúng phiên bản Windows 32 bit hoặc 64 bit để cài đặt. Việc lựa chọn đúng phiên bản giúp máy tính của bạn sẽ mượt mà hơn khi bạn sử dụng trải nghiệm những ứng dụng trên máy tính. Hy vọng với những sự chia sẻ cơ bản về 2 phiên bản này giúp ích cho các bạn có thể dễ dàng hiểu và lựa chọn đúng được hệ điều hành mình muốn sử dụng.