Trong quá trình viết bài về game mình thường bắt gặp khái niệm “turn based”. Thời gian đầu do ham hố số lượng bài viết nên chả quan tâm nó là cái gì, chỉ cần biết game đó thuộc thể loại turn based là được rồi, cứ thế viết. Lượng bài vở ngày càng nhiều nhưng muốn cạnh tranh với các đối thủ và đưa Nguồn Game lên TOP Google với hàng loạt từ khóa tiềm năng thì không chỉ cần số lượng, mà cần quan tâm nhiều hơn tới chất lượng để phục vụ người dùng tốt hơn. Muốn vậy, bản thân mỗi người trong team phải hiểu rõ về các thể loại game, các yếu tố trong từng con game, nhất là người team lead như mình. Vậy là mình quyết định lọ mọ vào tìm đọc để hiểu rõ game turn based là gì? Luôn tiện mình post một bài lên đây để các game thủ, hay những người làm việc trong ngành game như mình nhưng chưa hiểu game thể loại turn based là gì tìm đọc khi cần.
Game Turn Based là gì?
Turn-based là thể loại game dàn trận chiến thuật tấn công theo lượt. Nói một cách đơn giản, chiến đấu theo lượt có nghĩa là từng người chơi đến lượt mình sẽ điều khiển nhân vật, sử dụng kỹ năng, di chuyển,v.v sau đó ngồi chờ đến lượt người kia, rồi lại đến mình tiếp tục.
Mới nghe có vẻ nhàm chán, nhưng nếu suy nghĩ một chút thì thật nhiều điều bất ngờ quanh anh chàng “turn-based game” này. Game dạng “turn-based” đơn giản nhất lại là Game có số lượng người chơi đông nhất thế giới, với hàng trăm cách chơi khác nhau. Đó chính là bộ bài 52 lá, hay còn gọi là “bài Tây”, “tú lơ khơ”,… Dù theo bất cứ cách chơi nào thông dụng, khi có 2 người mang tính đối kháng trở lên, cũng lần lượt từng người thực hiện “nước đi” của mình, rồi ngồi tính toán, suy ngẫm chiến thuật tấn công,… Ngoài ra, cờ tướng, cờ vua,… cũng đều là dạng Game “turn-based stragety” với định nghĩa nêu trên.
Một đặc điểm nữa của các game chiến thuật theo kiểu turn-based là trận đánh sẽ diễn ra ở các khu vực hoàn toàn độc lập chứ không phải trực tiếp ngay trên bản đồ chính.
Kết hợp với dòng game RPG (role-playing games – game nhập vai), Turn-based Strategy RPG trở thành món ăn tinh thần được ưa thích. Trong các hệ máy như Gameboy Advance, Nintendo, tới PlayStation, PSP hay PC,… danh sách các game thuộc thể loại này ngày càng dài và dường như chưa hề có “ý định” dừng lại.
Các loại hình game Turn Based
- Loại thuần túy TBS là General ví dụ như TearRingSaga
- Loại kết hợp TBS với RPG gọi là SRPG như game Arc The Lad
- Loại nuôi thú đánh theo lượt gọi là Breed ví dụ như Yugi Monster (hỏng nhớ tên…)
- Loại kết hợp nhiều thần thoại gọi là Fantasy ví dụ như game Master of Monster Gaia gì đó
- Loại dựa vào chiến tranh, nhiều binh chủng gọi là War Game như Nectaris
- Loại đánh TBS dựa vào bài (card) thì gọi là table như Yugioh hoặc Pokemon Card Battle…
- Loại Tactics kiểu như Tactic Orge, bản thân nó tự ghi là Tactic.
- Loại Real time TBS nghĩa là mình và địch đi chung 1 nước (mình đi nó đi theo) như Tales of The World Dungeon 3 hoặc Vandal Hearts.
“Cơn bão” turn-based tấn công làng gMO Việt?
Turn-based thường mang phong cách chơi hoàn toàn trừu tượng, hoặc mô phỏng quân sự. Mỗi người chơi sẽ là chỉ huy của một đội quân, và sau đó thay phiên nhau thao tác trên một khu vực. Trong mỗi lượt, hành động của người chơi có thể là di chuyển, tấn công đối phương, hoặc sử dụng các vật phẩm hỗ trợ, nhằm mục đích tiêu hao sinh lực của kẻ địch hoặc tăng cường sức phòng bị của bản thân. Lượt thao tác thường kết thúc khi một số mục tiêu cụ thể đã đạt được, đặc biệt là tiêu diệt được kẻ thù.
Từ năm 2009, hàng loạt game Online theo kiểu turn-based được tung ra như Mộng Ảo Cổ Long, Atlantica Online… đã làm điên đảo cộng đồng game thủ. Cho tới nay khi game mobile online phát triển thì thể loại turn based và sự kết hợp với RPG đã và đang tạo nhiều cơn bão thực sự trong cộng đồng. Trong các thể loại game di động thì các trò chơi bắn súng canh tọa độ như Bom Bom, Teen Teen, iGà… là loại game theo lối turn based nhiều nhất. Ngoài ra dòng game chiến thuật cũng có rất nhiều game theo thể loại này như Thiên Ma Trảm, Chiến Tiên, Tào Tháo Truyện, Tình Kiếm…
Với phong trào “auto tận răng” như hiện nay thì turn-based chắc chắn là món ăn khó nhằn với nhiều game thủ khi mà họ phải bỏ thời gian ra tính toán đường đi nước bước của từng nhân vật, mỗi tính toán sai có thể dẫn tới kết cục bi thảm. Vì thế, nếu game thủ chơi game theo dạng “mỳ ăn liền”, thích được giải phóng khỏi khối óc và đôi tay chắc chắn sẽ không thể nào chinh phục được thể loại game trí tuệ turn-based này. Chính vì vậy, có nhiều người cho rằng game turn based chỉ dành cho những game thủ có trí tuệ tốt.