Game, bản chất là phương tiện giải trí góp phần giúp người chơi được giải trí một cách lành mạnh và thoải mái nhất trong lúc rảnh rỗi, sau những giờ học căng thẳng hoặc sau giờ làm việc mệt mỏi.
Tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người “nghiện” game và chơi game theo cách phản khoa học và không đúng với mục địch của nhà phát hành. Lúc này chơi game không còn là hình thức giải trí nữa mà lại là việc làm có hại cho người chơi.
Hãy cùng Nguồn Game sốc lại các tác hại của việc nghiện game và chơi game thiếu khoa học nhé.
Giành quá nhiều thời gian cho việc chơi game
Đây chính là tác hại lớn nhất của việc nghiện game, có rất nhiều game thủ chơi game quên ăn quên ngủ và dành hầu hết thời gian có thể để chơi game. Tất cả thời gian cho việc học tập, rèn luyện sức khỏe, nói chuyện, thăm hỏi bạn bè người thân đều bị tậ dụng để chơi game. Và vì thời gian là vàng nên việc tiêu tốn quá nhiều “vàng” cho việc chơi game quả là tai hại. Vậy nên bạn hãy nhớ là chỉ chơi game khi thực sự rảnh rỗi thôi nhé.
Chi quá nhiều tiền bạc cho việc chơi game
Bên cạnh phải ngốn một đống thời gian để chơi game, các tay nghiện game sẵn sàng chi thoáng cho việc kích hoạt tài khoản, nộp card, mua đồ dùng trong game. Những món đồ “ảo” lên đến hàng triệu đồng quả là một sự lãng phí không hề nhẹ. Bạn vẫn có thể chi tiêu cho việc chơi game để các màn chơi trở nên thú vị hơn, nhưng đổ tiền vào game nhe thiêu thân thì hoàn toàn không nên. Các khoản tiền bạn có nên dành cho những việc có ích thực sự cho bản thân và cho xã hội như học thêm, mua sách hay ủng hộ các quỹ từ thiện…và tiền để chơi game chỉ nên là một chút đỉnh trong đó thôi.
Ảnh hưởng sức khỏe, hành động mất kiểm soát
Đây là tác hại về mặt nhận thức và suy nghĩ của các game thủ bị nghiện game. Khi bạn quá say mê game, đầu óc bạn không thể suy nghĩ gì khác ngoài các nhân vật, các nhiệm vụ trong game. Nếu bạn không chơi game thì đầu óc của bạn cũng thẫn thờ như người mất hồn, ở đâu và làm gì cũng không thể tập trung được. Bạn cũng sẽ không thể quan tâm tới gia đình bạn bè, hay đón nhận sự quan tâm của họ, dần dần bạn sẽ chỉ còn một mình với các nhân vật trong game.
Tình trạng này kéo dài có thể khiến não bạn hoạt động kém đi, ít vận động cơ thể sẽ làm cho tinh thần trở nên suy nhược, đây cũng là nguyên nhân dẫn đễn những hành động bất thường sau đó và nguy hiểm hơn nữa là những hành động bắt chước theo trong game mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường của nó.
Hãy cố gắng sống một cuộc sống như bình thường và game chỉ là để giái trí. Đừng để game kiểm soát bản thân bạn.
Nhan sắc tàn phai
Có lẽ bạn sẽ phì cười khi nghe vậy, nhưng các tay nghiện game thường là những kẻ lười vệ sinh, tóc tai sẽ lù xù, bẩn thỉu, quần áo xộc xệch hôi hám, bạn sẽ chả buồn tắm hay đánh răng, cắt móng tay…bạn sẽ thậm chí không bao giờ soi gương nên sẽ không biết mình đang “đẹp” tới mức nào. Do đó game sẽ làm mất đi nhan sắc (nếu có) của bạn nếu bạn chơi game không đúng cách đấy.
Mất dần khả năng giao tiếp và các mối quan hệ
Tuy đa số game online có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng bạn không hề giao tiếp thực sự trong đó. Bạn không có một người bạn thực sự để trò chuyện bằng lời nói. Không thể thể hiện hay đón nhận sự quan tâm thực sự mà tất cả chỉ là một vòng quan hệ “ảo”, bạn sẽ không nói chuyện với ai mà chỉ bấm phím. Bạn cũng mất đi đáng kể thời gian nói chuyện với người thân trong nhà vì hầu hết thời gian và tâm trí của bạn đã dành cho game. Bạn sẽ không thể là một người có lối nói chuyện cuốn hút bởi bạn đã quen với các kỹ tự viết tắt, ngôn ngữ giao tiếp trong game, rồi tới lúc bạn không biết phải nói một câu như thế nào cho hoàn chỉnh không thừa trước thiếu sau.
Hãy bớt thời gian chơi game để gọi điện hoặc tới gặp bạn bè, tụ tập bù khú “chém gió” đi nhé. Bạn sẽ thấy nó thú vị hơn chơi game nhiều.
Chốt lại cho bài viết này là Nguồn Game muốn nhắn nhủ các bạn rằng, game chỉ là phương tiện để giải trí lúc rảnh rỗi chứ không phải là thứ để bạn “sống chết” với nó. Hãy là một game thủ “thông thái” bạn nhé!
Chúc các bạn chơi game vui vẻ