Remote Desktop Protocol (RDP) là tính năng được tích hợp trên các phiên bản của hệ điều hành Windows, giúp bạn có thể điều khiển máy tính trong cùng một kết nối internet.
Microsoft đã hỗ trợ người dùng sử dụng chức năng Remote Desktop Win 10 cực kì tốt, với các thao tác cài đặt, kết nối đơn giản.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách bật, kết nối và sử dụng tính năng Remote Desktop trên Windows 10.
Cùng bắt đầu nhé.
Cách bật tính năng Remote Desktop trên Windows 10
Tính năng Remote Desktop mặc định được tắt trên các phiên bản Windows, kể cả Win 10. Bởi vậy nếu muốn sử dụng thì bạn phải bật nó lên.
Cách làm như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào This PC và chọn Properties
, từ cửa sổ System, bạn nhấp chọn vào mục Remote settings
từ danh sách bên trái.
Bước 2: Cửa sổ System Proterties
hiện lên, tại tab Remote
bạn tích chọn vào ô Allow remote connections to this computer
.
Tiếp đó bạn tích chọn mục Network Level Authentication
và bấm OK
để lưu lại cài đặt.
Bây giờ tính năng Remote Desktop trên Windows 10 đã được bật thành công.
Kết nối và sử dụng Remote Desktop trên máy tính
Đầu tiên, để kết nối và sử dụng Remote Desktop thì 2 máy tính của bạn phải kết nối chung 1 mạng máy tính, nếu như khác mạng thì bạn cần những công cụ khác, như Teamviewer chẳng hạn.
Trong bài này, để dễ hiểu thì ta sẽ gọi máy bạn đang dùng là máy A, máy cần được điều khiển là máy B.
Cần chuẩn bị gì?
- Bạn cần bật tính năng Remote Desktop trên cả 2 máy tính.
- Từ máy A, bạn cần cài đặt một ứng dụng để sử dụng tính năng Remote, bạn có thể tải về ứng dụng Microsoft Remote Desktop chính chủ từ Store.
- Xem địa chỉ IP của máy B: bạn truy cập Command Prompt bằng quyền Admin, sau đó nhập lệnh
ipconfig
và nhấnEnter
. IP của máy tính chính là dòng IPv4 Address với cấu trúc192.168.x.x
.
Thực hiện kết nối
Bước 1: Từ máy A, bạn bấm phím Windows
và nhập Remote Desktop
vào ô tìm kiếm, nhấp chọn và mở ứng dụng Remote Desktop
vừa cài đặt từ Store.
Bước 2: Từ giao diện chính, bạn bấm Add
sau đó nhập địa chỉ IP của máy B vào, bấm Connect
để tiến hành kết nối.
Bước 3: Nếu máy tính B có mật khẩu, bạn sẽ phải nhập mật khẩu vào, để tiện lợi cho các lần sau thì bạn có thể tích vào Remember your credentials
để ghi nhớ mật khẩu.
Bước 4: Một cảnh báo hiện ra, bạn bấm Yes
hoặc Connect anyway
để xác nhận quá trình kết nối và sử dụng Remote Desktop.
Vậy là xong, bây giờ máy tính B sẽ tạm tắt và giao diện màn hình của nó sẽ hiển thị trên máy tính A, kèm theo đó là dãy IP của máy B để bạn tiện theo dõi, bạn có thể toàn quyền sử dụng như bình thường.
Lời kết
Remote Desktop là một tính năng rất tuyệt vời để bạn có thể quản lý nhiều máy tính cùng lúc, lại không phải cài thêm nhiều phần mềm phức tạp.
Hy vọng với hướng dẫn trên bạn có thể tự mình thực hiện và sử dụng nó.
Chúc bạn thành công.