Sốt là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể trẻ sơ sinh đang gặp các bất thường, có thể là nhiễm trùng, tiêm vacxin hoặc do trẻ mọc răng và nguy hiểm hơn có thể là do trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác. Trẻ bị sốt cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng co giật, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi sức đề kháng chưa hoàn thiện. Do đó, việc hạ sốt cho trẻ sơ sinh là một việc rất cần thiết, phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách. Vậy có những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà nào? Hãy cùng Kinh Nghiệm Bỉm Sữa tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt do sức đề kháng chưa hoàn thiện đồng thời do trẻ bị thay đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sốt, phần lớn là có nguyên nhân từ việc nhiễm trùng hoặc do trẻ mắc phải một căn bệnh nào đó. Khi này, cơ thể trẻ sẽ chiến đấu với những virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đó bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên và biểu hiện bằng sốt.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, hoặc khi được cha mẹ mặc quá nhiều quần áo, ủ quá kỹ. Một số sự phát triển trong cơ thể trẻ cũng có thể gây nên hiện tượng thân nhiệt bị tăng, đặc biệt là khi trẻ mọc răng.
Nguy hiểm hơn, sốt cũng là biểu hiện rằng trẻ đang mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét hay sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…
8 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà
Thông thường, trẻ được cho là sốt nếu có thân nhiệt từ 37.5 độ C trở lên. Khi này, nếu cha mẹ không có biện pháp/ cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh có thể khiến thân nhiệt trẻ ngày càng tăng và gây nên một số hệ lụy như co giật, thậm chí là ngừng thở, tử vong.
1. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cữ bú
Sốt thường kéo theo tình trạng cơ thể bị mất nước, từ đó khiến hệ miễn dịch của trẻ ngày càng suy yếu, các yếu tố gây hại cho sức khỏe không được đào thải ra ngoài. Do đó, việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi thấy trẻ bị sốt đó là cho trẻ uống thêm nước hoặc tăng cữ bú cho bé. Nước ở đây có thể là nước lọc hoặc trà thảo dược, súp, cháo hoặc các sản phẩm bù nước, điện giải như oresol, hydrite.
2. Giảm thân nhiệt cho trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ đó là do cha mẹ ủ trẻ quá kỹ, cho trẻ mặc nhiều quần áo vì sợ trẻ lạnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn, do đó với thời tiết mà người lớn cảm thấy hơi lạnh thì với trẻ nhỏ lại là bình thường. Do đó, để hạ sốt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể trẻ tỏa bớt nhiệt.
Để hiệu quả hơn, bạn có thể cho trẻ sử dụng miếng dán hạ sốt để con bớt khó chịu. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nếu không có sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ khoa nhi cũng như khi thân nhiệt bé cao nhưng bé vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn uống tốt, đại tiện, tiểu tiện bình thường.
3. Lau người cho trẻ bằng nước ấm sẽ giúp hạ sốt nhanh
Bạn có thể sử dụng các loại khăn sữa nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau người cho bé cùng 4 chiếc khăn nhúng nước ấm khác đặt ở 2 bên nách và 2 bên háng trẻ. Hơi ấm từ khăn sẽ giúp làm giãn mạch máu, từ đó giúp cơ thể thoát nhiệt và hạ sốt cho trẻ.
Khi thực hiện cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh này, bạn cần kiên trì thực hiện tối thiểu từ 30 – 45 phút đến khi thân nhiệt trẻ hạ xuống còn 37 độ C là mức thân nhiệt bình thường thì có thể dừng lại. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong quá trình lau người cho bé bằng nước ấm, bạn nên cởi hết quần áo trẻ, để tránh trường hợp nước từ khăn thấm vào quần áo và khiến trẻ bị lạnh hơn.
4. Sử dụng giấm táo để lau người cho bé
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả nhưng có ít người biết đến hiện nay đó là sử dụng giấm táo. Bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:2 rồi dùng khăn sạch ngâm trong dung dịch đó, vắt hơi ráo nước và đắp lên trán cùng bụng của bé là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn thấm giấm táo để quấn vào 2 lòng bàn chân của trẻ là có thể hạ sốt nhanh chóng và hữu hiệu.
5. Bổ sung thêm vitamin C để trẻ nhanh hạ sốt
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài đồng thời đào thải các chất cặn bã trong cơ thể. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị sốt cao, cha mẹ có thể bổ sung thêm vitamin C cho trẻ để hạ sốt nhanh chóng.
Các loại vitamin C thường có nhiều trong trái cây như bưởi, quýt hay nho, dưa hấu, thanh long,… Khi này, mẹ có thể tích cực ăn các loại trái cây đó rồi cho trẻ bú để cơ thể trẻ dễ hấp thụ hơn.
6. Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ sơ sinh
Canxi giúp trẻ ít ốm hơn nhưng với trẻ sơ sinh việc bổ sung canxi thường rất hạn chế hoặc chỉ được bác sĩ chỉ định dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Vậy trong trường hợp trẻ bị sốt thì cần làm như nào? Khi này, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ theo chỉ dẫn từ bác sĩ vì vitamin D được coi là chất dẫn, giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi từ sữa mẹ và ánh nắng mặt trời tốt hơn.
Do đó, khi trẻ bị sốt cao, mẹ có thể ăn thêm các loại cá, rau có màu xanh đậm và yến mạch…. Rồi cho bé bú để bé mau khỏi bệnh.
7. Sử dụng tinh dầu để hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Sử dụng tinh dầu cũng là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Bởi trong các loại tinh dầu bạc hà, gừng và vỏ quế có chứa chất rubefacients có tác dụng làm ấm cơ thể, ấm hệ tuần hoàn và tạo ra hiện tượng đổ mồ hôi giúp cơ thể hạ nhiệt. Do đó, để trẻ hạ sốt hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu này hoặc tinh dầu bạch đàn, tinh dầu cúc La Mã để xoa bóp, massage cho trẻ.
Để thực hiện, cha mẹ chỉ cần dùng 6 giọt tinh dầu pha cùng với 1 muỗng dầu nền và xoa khắp cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng sau cổ, gót chân.
8. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là dùng thuốc hạ sốt
Với những trường hợp trẻ bị sốt từ 38 độ C trở lên thì cha mẹ cần cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol đơn chất dạng gói hay siro có tác dụng hạ sốt nhanh. Các loại thuốc này thường phát huy hiệu quả sau 30 phút sử dụng với kết quả kéo dài từ 4 – 6 tiếng, ít gây tác dụng phụ.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, bạn cần cho trẻ sử dụng đúng liều chỉ định từ 10 – 15 mg/kg/lần, ngày từ 3 – 4 lần, lặp lại sau 4 tiếng nếu trẻ vẫn sốt cao. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng vượt quá 60mg/kg/ngày để tránh gây tác dụng phụ cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc acetaminophen cũng có tác dụng hạ sốt tương tự cho trẻ sơ sinh. Nhưng nhớ rằng dù cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào thì cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Lưu ý khi dùng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Để hạ sốt cho trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng 1 trong các phương pháp trên. Tuy nhiên, trong quá trình trẻ bị sốt, bạn không nên chủ quan, lơ là mà cần thực hiện theo những lưu ý dưới đây để đảm bảo trẻ hạ sốt nhanh chóng và đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà bạn.
- Khi trẻ đang bị sốt, kể cả sốt và run, cha mẹ và người lớn không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hay ủ ấm quá mức mà nên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng rộng và đắp chăn mỏng cho trẻ để cơ thể trẻ có thể tỏa nhiệt ra bên ngoài, từ đó mới hạ sốt được.
- Tương tự, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ở trong không gian chật hẹp, tù túng, phòng quá kín khiến trẻ cảm thấy như ngộp thở. Hãy tạo không gian thoáng cho trẻ để không khí được lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tránh gió lùa.Không dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để lau người hạ sốt cho trẻ vì sẽ khiến mạch máu trong cơ thể trẻ co lại, ngăn cản quá trình thoát nhiệt từ bên trong.
- Việc cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nên hạn chế, chỉ sử dụng trong trường hợp trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Hãy lựa chọn những phương pháp hạ sốt khác cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ tăng cường cơ chế phòng bệnh, miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Trong trường hợp trẻ sốt kéo dài từ 1 – 2 ngày hoặc sốt cao bất thường từ 39 độ C trở lên với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, sốt từ 38 độ C trở lên với trẻ từ 0 – 5 tháng tuổi thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị sớm.
- Nhiều trường hợp trẻ sốt cao thường kèm theo co giật khiến cha mẹ lo lắng, nhưng khi này hãy thật bình tĩnh. Tuyệt đối không được dùng vật cứng để cạy miệng bé hay dùng sức ghì chặt bé lại mà hãy cho bé nằm nghiêng. Và theo dõi tần suất, thời gian của mỗi cơn co giật đó như thế nào và trao đổi, cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.
Trên đây là các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất cũng như những lưu ý trong quá trình cha mẹ hạ sốt cho trẻ. Mong rằng những thông tin trên sẽ đầy đủ và cần thiết nhất để các bậc cha mẹ có thể bảo vệ bé yêu của mình tốt nhất trước sự tấn công của các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.