Nếu sử dụng máy tính thì chắc chắn bạn phải sắm cả bàn phím cơ nhưng không phải ai cũng có am hiểu để chọn một sản phẩm tốt giữa hàng tá loại có trên thị trường.
Người ta thường sử dụng cơ chế đàn hồi của nút bấm (switch) để phân loại các loại bàn phím cơ. Trên thị trường hiện có 3 loại switch cơ bản: Red, Blue, Brown. Có một số loại switch riêng do các hãng tự sản xuất như Green và Orange của Razer nhưng thường là không phổ biến.
Tham khảo: Top 3 bàn phím cơ giá rẻ cho game thủ tầm giá 1 triệu
Switch Red là loại chuyên dành riêng cho game thủ, vì vậy mà loại bàn phím này cho cảm giác êm ái, nhẹ nhàng khi sử dụng, không có tiếng “tách tách” (tiếng clicky) hay cảm giác khấc nào. Sở dĩ như vậy vì các game thủ luôn cần sự tập trung cao độ để có thể chiến game.
Khác với loại Red, switch Blue lại mang đến cảm giác vui tai với tiếng clicky và người dùng sẽ cảm nhận được một khấc nhỏ trong quá trình gõ. Đây là loại bàn phím cơ sử dụng cho giới văn phòng, thường xuyên soạn thảo văn bản.
Switch Brown lại là sự kết hợp của cả hai loại trên, có sự êm ái của Red và cả cảm giác khấc nhỏ của Blue. Loại bàn phím này là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người “nhạy cảm” với âm thanh nhưng lại muốn kiểm soát tốt lực bấm.
1. Bàn phím Razer Black Window Ultimate
Trong số những mẫu bàn phím của hãng Razer thì Razer Black Window Ultimate được đánh giá là mẫu phím cơ ổn định nhất. Là một hãng chuyên thiết kế phụ kiện, thiết bị cho game thủ nên chắc chắn Black Window Ultimate cũng được dành riêng cho các gamer.
Các sản phẩm của Razer cao cấp và có mức giá rất đắt nhưng vẫn được thị trường chấp nhận bởi sự khẳng định và đảm bảo về chất lượng. Nếu muốn một bàn phím cơ chất lượng đến từ thương hiệu nổi tiếng này thì hãy tìm đến Black Window Ultimate, bàn phím cơ rẻ nhất của hãng.
Rẻ nhất nhưng không phải là không tốt bởi như đã nói ở trên, mọi sản phẩm của Razer đều được chú trọng về chất lượng. Bàn phím Razer Black Window Ultimate có thiết kế khỏe khoắn, mạnh mẽ, rất “gamer”.
Black Window Ultimate sử dụng switch Green độc quyền của Razer, là sự tối ưu từ switch Blue của Cherry với độ bền vượt trội, tới 60 triệu lần nhấn cho một phím. Ngoài ra Razer còn mang đến switch Orange, kết hợp giữa Brown và Red, bấm êm hơn switch Green. Sản phẩm có định dạng bàn phím đầy đủ đi kèm 1 cổng USB và âm thanh 3,5 mm.
Black Window Ultimate sử dụng đèn nền led đơn sắc màu xanh lá, có các tùy chỉnh hiệu ứng được thực hiện trực tiếp trên phần mềm Razer Synapse. Người dùng có thể đồng bộ tùy chỉnh cho rất nhiều thiết bị chỉ với một lần đăng nhập.
2. Bàn phím Logitech G Pro
Nằm trong danh sách bàn phím đáng mua trong tầm giá 2 triệu đồng là một sản phẩm đến từ Logitech. Nói qua về thương hiệu này rất quen thuộc với người dùng Việt Nam, sản phẩm cao cấp có, bình dân có. Trong các dòng bàn phím cơ phổ biến của Logitech thì model G Pro là nổi trội nhất
Với thiết kế tối giản và nhỏ gọn cùng định dạng TKL, G Pro có thể di chuyển dễ dàng. G Pro vẫn có đầy đủ các phím đa phương tiện mặc dù dùng định dạng TKL. Sản phẩm cũng đề cao sự tối ưu cũng như độ bền của sản phẩm khi bọc vải dù chịu lực cho dây cáp cùng một lốp chống nhiễu tín hiệu. Cổng kết nối có hai móc cao su để cố định dây. Ngoài ra, sản phẩm còn trang bị đèn nền RGB có thể hiển thị được nhiều màu sắc, tạo hiệu ứng ánh sáng đa dạng.
G Pro ứng dụng switch Romer-G bền bỉ, êm ái độc quyền của hãng Logitech. Ngoài ra, bàn phím cơ này có thể được tùy chỉnh màu sắc, hiệu ứng, phím tắt trực tiếp trên phần mềm do hãng cung cấp.
3. Bàn phím TT eSport Meka Pro
Bàn phím TT eSport Meka Pro với hai màu đen và đỏ đơn giản, sử dụng kích thước tiêu chuẩn và có đầy đủ cả phím số, phím đa phương tiện. Đèn LED đơn sắc màu đỏ cho hiển thị rất đẹp. Ngoài ra, bàn phím Meka Pro có sẳn những chế độ ánh sáng dành riêng cho các thể loại game như FPS, MMO, MOBA, RTS.
Meka Pro không có switch độc quyền như 2 sản phẩm nói trên mà dùng switch Blue của Cherry. Vì vậy người dùng có thể có trải nghiệm “cơ học” của bàn phím.
Với sản phẩm này, người dùng có thể dễ dàng sử dụng khi các tùy chỉnh về hiệu ứng, gán phím Macro đều thực hiện trực tiếp thông qua các phím chức năng.
4. Bàn phím G.Skill KM570
Gskill được biết đến với những cây RAM như Ripjaws, Sniper… Giờ đây thương hiệu của Đài Loan lại dấn sân vào một lĩnh vực mới, bàn phím cơ với sản phẩm ra mắt mang tên KM570.
KM570 cũng dùng switch của Cherry nhưng với nhiều tùy chọn hơn (switch Red, Blue, Brown) nhằm phục vụ đủ mợi nhu cầu của người dùng. Mẫu bàn phím này có đủ tất cả các phím, được sắp xếp gọn gàng, hợp lý, có đường viền rất mỏng tạo sự tinh tế cần thiết. Đèn nền đơn sắc màu đỏ.
Sự nổi bật của G.Skill KM570 là ở tính năng gán tổ hợp phím được thực hiện trực tiếp trên sản phẩm. Tính năng này giúp tinh lược các thao tác đi rất nhiều và được thiết lập rất đơn giản. Người dùng chỉ cần nhấn phím MR (macro) sau đó chọn các phím tổ hợp và gán nó với một phím. Các nhân viên văn phòng có thể vận dụng tính năng để sử dụng cụm phím tắt, còn game thủ có thể tạo tổ hợp phím cho các combo.
Cũng giống Corsair K63R, bàn phím KM570 cũng hỗ trợ chế độ Gamming Mode. Ngoài ra còn có tùy chỉnh ánh sáng trực tiếp bằng các phím chức năng.
Với việc phong phú về tùy chọn, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, mức giá 2,2 triệu đồng là hợp lý.
5. Bàn phím Corsair K63R
Người tiêu dùng có thể tin tưởng tới chất lượng của bàn phím K63R bởi Corsair vốn khá nổi tiếng trong vai trò sản xuất thiết bị PC.
K63R chỉ sử dụng switch Red từ Cherry, một hãng chuyên sản xuất switch của Đức. Đặc điểm của Corsair K63R là dùng định dạng Ten key less, không có bàn phím số nên nhỏ gọn hơn so với các loại khác. Bởi vậy nó thích hợp cho những người thường xuyên di chuyển.
Corsair K63R chỉ có 1 màu đèn nền duy nhất là đỏ, bù lại có nhiều hiệu ứng hiển thị ánh sáng rất bắt mắt. Các phím media được trang bị đầy đủ, giúp người dùng thao tác nhanh khi nghe nhạc, xem phim. Nổi bật nhất vẫn là chế độ gaming mode khóa phím Windows, tránh việc game thủ bấm nhầm dẫn tới tắt game khi đang chơi.
K63R hiện có giá 1,98 triệu đồng.