Ở Việt Nam, độ tuổi trung bình đi mẫu giáo từ khoảng 2 – 2,5 tuổi. Ngoài ra, tại một số nơi có thể cho trẻ đi mẫu giáo sớm hơn tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Cho con đi mẫu giáo sớm giúp cho cha mẹ có thêm nhiều thời gian hơn đặc biệt cho trẻ đi học sớm sẽ giúp trẻ tạo được thói quen tự lập, học hỏi và phát triển thêm những mối quan hệ xung quanh, kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
Dưới đây là tips những đồ dùng cần thiết mà ba mẹ nên chuẩn bị cho con trước khi bước vào môi trường mới:
1. Ba lô
Balo là vật dụng quan trọng cho bé khi tới trường. Ba lô của bé không nhất thiết là nhiều ngăn, nên sử dụng chất liệu cotton mềm mại, nhẹ nhàng đựng vừa được các vật dụng cần thiết hằng ngày cho trẻ như bỉm, sữa, khăn lau, khăn tay, quần áo… Mẹ có thể lựa chọn thêm ba lô có vật dụng thú cưng dễ thương hoặc màu sắc phù hợp với sở thích của bé.
Ba lô là vật dụng quan trọng cho bé khi bắt đầu tới lớp
2. Quần áo
Trẻ nhỏ thường vận động nhiều, dễ đổ mồ hôi và có nhu cầu thay quần áo liên tục. Hơn nữa, các hoạt động thường ngày hoặc ăn uống cũng có thể khiến quần áo lấm bẩn. Do đó, mẹ cần chuẩn bị 2-3 bộ quần áo cho trẻ thay khi đi học. Đặc biệt, mẹ cần chú ý lựa chọn và bảo quản quần áo đúng cách. Nên chuẩn bị quần áo có chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại và thoáng mát phù hợp cho trẻ vận động cả ngày dài.
3. Khăn thấm mồ hôi
Một chiếc khăn cotton hoặc khăn xô nên được chuẩn bị cho trẻ vì trẻ thường xuyên hoạt động nên dễ chảy mồ hôi ở mặt hoặc trên cơ thể, hoặc hoạt động ăn uống dễ lấm bẩn đến quần áo. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đến việc chuẩn bị khăn lau cho con.
Khăn thấm mồ hôi cho trẻ với chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt
4. Quần chip
Khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo cũng là độ tuổi hợp lý để cha mẹ bắt đầu hình thành thói quen mặc đồ lót con. Mặc đồ lót giúp trẻ bảo vệ vùng kín tốt hơn, giúp phần bụng không bị lạnh. Ba mẹ nên chuẩn bị từ 1 – 2 chiếc quần lót để thay hằng ngày cho bé giúp vùng kín của trẻ được vệ sinh sạch sẽ hơn.
5. Tất
Chuẩn bị cho bé 1 đôi tất phòng trừ những ngày thời tiết thay đổi hoặc cơ thể trẻ bị lạnh do gió hoặc mưa. Có thể chọn những đôi tất có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để bé thêm thích thú.
6. Bỉm
Một số trẻ bắt đầu được đi mẫu giáo từ khi khá sớm, chưa hình thành kĩ năng tự đi vệ sinh. Vì vậy, mẹ vẫn cần chuẩn bị từ 2 – 3 chiếc bỉm cho bé dùng để thay trong ngày. Nên lựa chọn bỉm có chất liệu khô thoáng, thấm hút tốt và có khả năng chống tràn hiệu quả.
>> Có thể mẹ quan tâm: Mấy tháng mặc được tã quần? Bé ở giai đoạn mẫu giáo đã nên lựa chọn tã quần hay chưa?
7. Thú bông và đồ chơi yêu thích của con
Khi bắt đầu một môi trường mới, trẻ rất dễ gặp tình trạng hoảng sợ và lo lắng. Vì vậy hãy chuẩn bị thêm thú bông và vật dụng yêu thích của con, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, gần gũi giảm bớt những tâm trạng căng thẳng cho bé.
Gợi ý một số kinh nghiệm gửi con đi học không quấy khóc
Khi trẻ tập đi mẫu giáo thường gặp phải tình trạng quấy khóc, chống đối vì vậy mẹ hãy tham khảo những tips dưới đây giúp con tự tin và yêu thích đến trường nhiều hơn nhé.
- Chuẩn bị tâm lý cho con: Mẹ nên dành nhiều thời gian đến trường cùng con, quan tâm và chăm sóc, nói chuyện với trẻ nhiều hơn về việc đi học, động viên và khích lệ sau khi trẻ đi học về giúp con cảm thấy tự tin và yêu thích việc đến trường mỗi ngày.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp: Mẹ nên chọn địa điểm trường học gần nhà thay vì trường học xa nhà. Giai đoạn này trẻ vẫn thường xuyên gặp tình trạng ốm vặt, đặc biệt sự thay đổi chỗ ở, điều kiện chăm sóc và thói quen sinh hoạt mới cũng là lý do khiến trẻ gặp tình trạng ốm sốt và nhiều bệnh lý liên quan. Hơn nữa, trường gần nhà con sẽ không phải ngủ dậy quá sớm, hạn chế tiếp xúc khói bụi, nắng mưa.
- Không nuông chiều cho con nghỉ tự do: Khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo thường có thái độ không hợp tác, thường xuyên khóc và muốn nghỉ học. Trong giai đoạn này mẹ nên an ủi, động viên trẻ thay vì quát mắng và bắt ép trẻ. Tuyệt đối không nuông chiều theo sở thích muốn nghỉ học của con.
- Trò chuyện với bé khi về nhà: Việc trò chuyện với bé về một ngày của bé không chỉ giúp bố mẹ và con gắn kết hơn mà còn giúp bé cải thiện khả năng diễn tả, kể một câu chuyện, kết nối các hoạt động ở trường với ở nhà. Và bố mẹ có thể hiểu hơn con thích hoạt động nào ở trường, cô nào, bạn nào? Và những lo lắng của trẻ ở trường học để có những điều chỉnh phù hợp
- Thường xuyên động viên khen ngợi: Khen ngợi trẻ mỗi ngày sẽ giúp trẻ thêm tự tin, nâng cao lòng tự trọng và xây dựng hành vi tốt ở trẻ. Động viên, khuyến khích cho những hoạt động và nỗ lực của trẻ giúp con thêm tự tin và yêu thích việc làm của mình nhiều hơn.
>> Có thể mẹ quan tâm: Khi bé ở nhà mẹ thường tháo tã cho con, nếu đi học bé mặc bỉm liên tục có ảnh hưởng đến sự phát triển của xương không? Tìm hiểu ngay lời giải đáp tại Bé đóng bỉm nhiều có bị vòng kiềng.
Động viên và khích lệ con mỗi khi tới lớp
Mỗi bậc cha mẹ sẽ có cách dạy bảo, và chăm sóc con cái theo cách riêng, không có bất cứ một quy tắc hay khuôn mẫu nào về việc nuôi dạy trẻ đúng cách. Tình yêu thương, sự chia sẻ, sẽ giúp bé và gia đình có thật nhiều niềm vui hơn mỗi ngày.