Phụ nữ mang thai hay mẹ bầu mới sinh đều là những đối tượng cần được đặc biệt quan tâm trong bất kỳ hoạt động hay chế độ sinh hoạt. Đặc biệt, cũng có nhiều gia đình còn áp dụng các biện pháp “kiêng kỵ” đối với hai đối tượng này. Chính vì thế, việc bà bầu đi thăm bà đẻ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và cần lời giải đáp.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?
Theo quan niệm dân gian, việc bà bầu đến thăm bà đẻ là điều vô cùng cấm kỵ, nhất là đến thăm bà đẻ còn trong thời kỳ ở cữ. Thực tế, quan niệm nay được xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.
Nhiều người quan niệm rằng, việc thăm hay tiếp xúc với bà đẻ sẽ mang đến những điều xui xẻo, kém may mắn. Đặc biệt những người làm trong ngành kinh doanh, họ thường rất tránh thăm hỏi hay tiếp xúc với gái đẻ. Bên cạnh đó, đối với những mẹ bầu, những người đang chuẩn bị đến với ngưỡng “thập tử nhất sinh” thì việc kiêng kỵ, giữ cho mình an toàn cả về thể xác lẫn tâm linh là điều rất quan trọng. Chính vì thế những gia đình có quan niệm cũ và thiên về tâm linh thường ngăn cấm việc bà bầu đến thăm bà đẻ.
Một số khác lại cho rằng, khi bà bầu đến thăm bà đẻ, đứa bé mới sinh sẽ “át vía” bé còn trong bụng, khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non hoặc khó sinh. Thêm vào đó đứa bé sinh ra sẽ bị khó nuôi và chậm lớn.
Những điều kiêng kỵ này xuất hiện với mục đích hoàn toàn tốt, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và phòng tránh bất cứ những sai lầm không đáng có. Tuy nhiên, chính vì những quan niệm cổ hủ này cũng dễ gây áp lực cho mẹ bầu, đâm ra những khó xử, lo lắng.
Trong thực tế, không có bất cứ chứng minh khoa học nào cho thấy việc bà bầu đến thăm bà đẻ sẽ gây sảy thai hay sinh non. Những trường hợp sảy thai chủ yếu là do bào thai không thể bám chắc vào thành tử cung hoặc do việc hoạt động nặng, ăn uống sai cách. Còn vấn đề sinh non là do cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là chất sắt nên dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân và sinh non.
Ngoài ra việc đến thăm hỏi bà đẻ còn giúp bà bầu học hỏi được nhiều kinh nghiệm sinh nở. Có thêm lời khuyên và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn cho kỳ sinh nở của mình. Chính vì thế, việc bà bầu đến thăm bà đẻ là hoàn toàn có thể và nó không hề đem đến những bất lợi hay xui xẻo gì cả.
Những lưu ý khi bà bầu đi thăm bà đẻ
Mặc dù đã được khoa học chứng minh bạn hoàn toàn có thể đến thăm bà đẻ mà không cần kiêng kỵ, nhưng những lưu ý dưới đây sẽ là cần thiết để bà bầu có thể đi thăm bà đẻ một cách an toàn.
Đầu tiên, nếu mẹ bầu có hệ miễn dịch kém và dễ dị ứng hay nhạy cảm với mùi lạ thì không nên đến thăm bà đẻ khi còn ở trong bệnh viện. Dù được lau dọn và khử trùng đầy đủ nhưng ở bệnh viện vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây bệnh khác nhau. Ngoài ra di chuyển qua khu vực các phòng mổ, phòng đẻ cũng dễ khiến mẹ bầu bị tâm lý và ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất là nên thăm bà đẻ tại nhà của họ và sau 3 tháng ở cữ.
Tiếp theo, rửa tay sạch sẽ, khử trùng trước khi vào thăm. Vì em bé mới sinh nên hệ miễn dịch còn rất yếu, dễ mắc phải các bệnh ngoài da, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Việc khử trùng sạch sẽ trước khi vào thăm sẽ đảm bảo an toàn, vệ sinh cho cả bà bầu và em bé mới sinh.
Nếu mẹ bầu có sức đề kháng kém và dễ bị mệt mỏi thì không nên di chuyển nhiều và nếu không thật sự cần thiết thì có thể gọi điện hỏi thăm thay vì đến tận nơi. Việc di chuyển xa sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, gây mệt mỏi, ốm nghén.
Không thăm nom quá lâu. Bạn chỉ nên thăm hỏi trong thời gian ngắn vì phụ nữ mới sinh cơ thể còn rất yếu, cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi. Đồng thời việc ngồi hay nói chuyện quá lâu cũng sẽ dễ gây mỏi lưng ở mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một lưu ý đặc biệt cuối cùng là không nên hôn em bé và chỉ bế em bé khi có sự đồng ý của mẹ bé. Vì da em bé rất nhạy cảm, việc thơm, hôn dễ gây truyền nhiễm vi khuẩn và làm bé mắc các bệnh về da.
Như vậy thắc mắc “Bà bầu đi thăm bà đẻ có nên không?” của bạn đã có câu trả lời thích đáng. Việc kiêng kỵ của các cụ không phải hoàn toàn là xấu, nhưng bạn nên cân bằng chúng với khoa học và thực tế, đừng để những quan niệm ấy ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lí. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho mẹ bầu những lời khuyên đáng giá. Hãy lưu ý và làm theo để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh và an toàn.