Chăm sóc trẻ nhỏ từ trước đến nay là một công việc phức tạp, khó khăn và cần sự quan tâm tỉ mỉ. Nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ mới lọt lòng. Lúc này cơ thể trẻ còn rất yếu, nhất là phần rốn, rất khó chăm sóc và vệ sinh. Chỉ cần một sơ xuất đã có thể khiến rốn bị viêm, nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong bài viết này của chúng tôi sẽ mang tới cho bạn phương pháp chăm sóc và vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn nhất. Từ đó giúp bạn có thêm kỹ năng để bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng bé yêu phát triển khỏe mạnh.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Đối với các bậc phụ huynh, chăm sóc con cái chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và rốn của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang lại cho bạn cách chăm sóc rốn cho các bé tốt nhất và hiệu quả nhất.
1. Cách chăm sóc rốn khi trẻ mới sinh ra
Trong thời gian đợi rụng cuống rốn, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé là rất quan trọng và cần thiết. Nhất là với trẻ vừa mới sinh, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng rốn cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày để rốn không bị nhiễm khuẩn.
Các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho rốn của trẻ để đảm bảo không bị nhiễm trùng hay bị bệnh lý nào khác. Người thực hiện vệ sinh rửa tay sạch sẽ. Tiếp đó rửa tay lại với nước sát trùng và sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. Dùng tăm bông lau qua một vòng duy nhất, không lau đi lau lại. Dùng một que bông khác để lau khô, và băng rốn lại bằng băng gạc mỏng.
Chăm sóc rốn cho bé khi tắm cũng rất quan trọng, nên tránh làm ướt cuống rốn của trẻ khi chưa rụng. Nếu có bị ướt thì hãy dùng khăn mềm, sạch lau khô lại. Trong trường hợp rốn bị bẩn do đi tiểu, hãy làm sạch bằng nước muối sinh lý rồi lau khô.
Với các bé mới sinh ra, cách mặc quần áo đúng cũng rất quan trọng. Khi mặc sẽ gặp khó khăn hơn vì phải chú ý tới cuống rốn. Khi quấn tã, chỉ nên quấn tã dưới rốn để rốn tiếp xúc với không khí, nhờ đó rốn mau khô hơn.
2. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Có nhiều chị em lo lắng không biết làm thế nào để chăm sóc rốn tốt nhất cho con sau khi cuống rốn đã rụng. Và chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách chăm sóc đúng và an toàn nhất qua các thông tin sau đây.
3. Các mẹ cần giữ cho rốn của bé được sạch sẽ và thông thoáng nhất
Mỗi ngày cần vệ sinh thật sạch, loại bỏ các chất bẩn nơi rốn bé, không nên sử dụng các chất tẩy rửa để tránh gây tình trạng kích ứng da ở trẻ.
Sau khi cuống rốn rụng, rốn của bé cũng cần phải “thở” và không khí sẽ giúp rốn của bé khô thoáng và dễ chịu hơn. Vì vậy các mẹ cần tránh dùng băng quấn rốn con quá kỹ, điều này có thể làm rốn khô lâu và dễ bị viêm nhiễm hơn.
4. Tắm cho trẻ sau khi rụng cuống rốn
Khi trẻ đã rụng cuống rốn, các mẹ đã có thể tắm cho trẻ thỏa mái và dễ dàng hơn. Các mẹ không cần lo lắng khi rốn tiếp xúc với nước nữa, mà ngược lại điều này sẽ giúp làm sạch rốn.
Tuy nhiên không nên cho rốn tiếp xúc quá lâu với nước và sau khi tắm xong cần lau khô rốn ngay.
5. Cẩn thận khi chọn tã và thay tã
Nên chọn tã có khoảng trống ở vùng rốn để rốn thông thoáng hơn. Hoặc nếu sử dụng tã bình thường thì các mẹ hãy gấp phần trước của tã xuống thấp và nới lỏng phần eo để tránh tình trạng cọ xát gây tổn thương cho bé.
6. Lựa chọn trang phục phù hợp
Các mẹ hãy chọn cho bé những bộ đồ rộng rãi, thoải mái nhất. Tuyệt đối không cho bé mặc các bộ đồ bó sát, đồ quá chật, bởi chúng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến phần rốn của trẻ.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cuống rốn cho trẻ. Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường gì hãy mang trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nghe tư vấn từ các chuyên gia.
Cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc vệ sinh rốn đúng cách vô cùng quan trọng bởi nếu làm sai cách sẽ khiến rốn bị viêm, nhiễm trùng, gây hại tới sức khỏe của trẻ. Để thực hiện được cách vệ sinh đúng nhất và an toàn nhất, các mẹ nên chú ý và thực hiện theo quá trình sau đây.
Dụng cụ để vệ sinh rốn cho trẻ mới sinh ra gồm: Que bông tiệt trùng, dung dịch vệ sinh rốn là cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.
Bước 1: Mẹ cần dùng xà phòng, nước rửa ta để khử khuẩn trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho con. Làm vậy để tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Bước 2: Nhẹ nhàng tháo miếng băng gạc cũ ở rốn con ra, tiếp đó quan sát xem vùng rốn của trẻ có dấu hiệu bất thường gì hay không, có mùi lạ, hay xuất hiện dịch mủ, sưng đỏ hay chảy máu, bất kể điều gì hay không.
Bước 3: Dùng miếng bông gòn hoặc tăm bông khô rồi thấm vào dung dịch cồn 70 độ hay nước sát khuẩn. Tiếp đó lau lần lượt từ chân rốn cho đến cuống rốn cùng những vùng da xung quanh cuống rốn khác của trẻ thật sạch sẽ.
Bước 4: Khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng cuống rốn và những vùng da xung quanh của bé. Mẹ hãy dùng miếng băng gạc mới cùng băng rốn loại mỏng, sạch, quấn một vòng xung quanh bụng của con. Chú ý khi quấn nên quan tâm đến độ chặt, không nên quấn quả lỏng hay quá chặt tránh gây cảm giác khó chịu, đau nhức cho bé.
Chăm sóc rốn cho trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng, vì vậy các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ các bước trên để rốn của trẻ sơ sinh luôn an toàn và sạch sẽ nhất.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn?
Nhiễm trùng rốn là bệnh dễ gặp ở trẻ sơ sinh, kể cả chưa rụng rốn hoặc đã rụng rốn rồi. Và có thể biến chứng thành bệnh uốn ván gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Vì vậy, các mẹ nên nhận biết được các dấu hiệu của bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng rốn
Khi trẻ sơ sinh mắc nhiễm trùng rốn thường có các biểu hiện, dấu hiệu sau đây.
- Trẻ sơ sinh đã trải qua quá trình rụng rốn nhưng rốn vẫn bị chảy máu, rỉ máu.
- Vùng da xung quanh rốn bị đỏ.
- Ngay tại chân rốn của trẻ xuất hiện các vết đỏ và bị sưng.
- Ở vùng rốn của trẻ vẫn còn ướt, tiết ra các chất dịch mủ có mùi hôi, khó chịu.
- Bên cạnh đó trẻ cũng sẽ có thể xuất hiện một số dấu hiệu kèm theo như: Vàng da, thở nhanh, thở gấp, bé bị sốt cao trên 38 độ C…
2. Cách xử lý khi trẻ bị nhiễm trùng rốn
Ngay khi nhận biết được trẻ có các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng rốn, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng điều trị cho bé để tránh những biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng tới tính mạng của con trẻ.
-
Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng rốn ở giai đoạn nhẹ
Khi trẻ bị nhiễm trùng rốn và có hiện tượng chảy mủ ngay ở chân rốn thì sử dụng Oxacillin với liều từ 50 đến 100 mg/kg chia làm 4 lần mỗi ngày. Dùng duy trì từ 5 đến 7 ngày để có kết quả.
Nếu trẻ bị chảy mủ cùng với sưng đỏ quanh rốn thì nên dùng Amoxicillin tiêm tĩnh mạch với liều từ 25 đến 50mg, mỗi ngày tiêm 4 lần, và tiêm bắp Gentamycin 1 lần với liều 7,5mg/kg/ ngày.
Khi dùng thuốc trên mà không có tác dụng thì có thể sử dụng thêm Cefotaxim. Đây là thuốc dùng để tiêm tĩnh mạch với liều mỗi ngày từ 100 đến 200 mg/kg, và chia làm 3 đến 4 lần trên ngày.
Lưu ý là phương pháp chỉ dùng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Và khi có bất thường thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay.
Nhập viện điều trị với bệnh ở mức độ trung bình và nặng.
Khi bệnh có mức nhẹ có thể dùng thuốc kháng sinh kết hợp cùng cồn 70% để vệ sinh rốn. Tuy nhiên khi bệnh ở mức trung bình và có dấu hiệu nặng hơn, thì nhập viện để thăm khám là biện pháp tối ưu nhất.
Tại đây, trẻ sẽ được chữa trị bằng cách tiêm kháng sinh tĩnh mạch và kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Khi bệnh chuyển biến ở mức độ nặng thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn, vì vậy thời gian sẽ kéo dài hơn so với mức trung bình.
-
Chăm sóc cho trẻ bị nhiễm trùng rốn đúng và an toàn nhất
Đây là cách áp dụng với trẻ chưa rụng cuống rốn, đã rụng cuống rốn nhưng vẫn rỉ máu, bị tiết dịch hoặc nhiễm trùng.
Dụng cụ cần thiết: Dung dịch sát trùng Povidone Iodine 2 – 3% hoặc alcohol 70 độ, bông gòn vô trùng, gạc vô trùng, kiềm vô trùng, chén chun vô trùng.
Cách thực hiện đối với trẻ bị nhiễm trùng rốn: Cần rửa tay sạch sẽ trước khi động tới rốn trẻ. Quan sát và thay băng gạc bình thường, sát khuẩn quanh cuống, chân rốn của trẻ, khử trùng vùng da xung quanh. Quấn gạc lại và nên để cho rốn trẻ khô thoáng nhất.
Nhiễm trùng rốn rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc đúng cách và vệ sinh. Phương pháp an toàn nhất là đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra, đánh giá và nghe tư vấn từ các y bác sĩ. Từ đó tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.
Có thể thấy, chăm sóc trẻ chưa bao giờ là dễ dàng và đơn giản. Nhất là với trẻ nhỏ, trẻ chưa rụng cuống rốn hoặc vừa mới rụng. Vì vậy, các mẹ cần nắm chắc kiến thức để tránh nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh gây hại cho sức khỏe của bé, giúp rốn của bé luôn khỏe mạnh và lớn lên an toàn nhất. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái, để nâng niu và bao bọc con từ lúc lọt lòng an toàn đến khi trưởng thành bình an nhé!