Bệnh vảy phấn hồng gibert ở ngoài da thường xuất hiện ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Với bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh vảy phấn hồng gibert là gì? Nguyên nhân và cách trị bệnh như thế nào để bệnh không quay trở lại.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Vảy phấn hồng gibert là gì?
Đây cũng là một bệnh ngoài da thông thường. Hình thành với những đốm hồng hình tròn hoặc có hình bầu dục. Chúng xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể con người. Dễ lan rộng ra các vị trí khác khi không được điều trị kịp thời.
Thông thường thời gian bệnh hình thành dễ nhất là mùa thu và mùa xuân. Nhưng không phải bất cứ ai cũng bị mắc bệnh vảy phấn hồng gibert. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên. Khi mắc bệnh bạn cần đi khám chữa kịp thời với cách điều trị của bác sĩ tây y, tránh lây nhiễm có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng cho cơ thể.
Nguyên nhân bị vảy phấn hồng gibert
Giống như các bệnh ngoài da khác thì nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy phấn hồng gibert vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên theo nghiên cứu đã được chứng minh thì bệnh này có thể xuất hiện do cơ thể có sức đề kháng yếu. Do sự nhiễm khuẩn của các virus, nhất là chủng virus Herpes gây nên được xem là yếu tố gây nên bệnh lý phổ biến nhất hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết vảy phấn hồng gibert
Với những người bị bệnh vẩy phấn hồng gibert thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là trên da xuất hiện những tổn thương. Những đốm tròn màu hồng này xuất hiện với các đường viền vòng tròn hơi nhô lên. Bạn có thể bị ngứa với những đốm tròn đó khiến cơ thể khó chịu vô cùng. Nó có thể xuất hiện mọi vị trí nhưng nhiều nhất có lẽ vấn là mặt và các vùng da hở.
Sau thời gian 7-10 ngày thì các đốm màu hồng này bắt đầu bong tróc da và gây ngứa gấp bội, mang lại cho bạn cảm giác khó chịu. Các vùng da bị tổn thương có kích thước trung bình khoảng 2-5cm và chúng khiến da bạn hơi nhăn nheo và khô teo lại.
Theo nghiên cứu sơ bộ thì 70% những người mắc bệnh vảy phấn hồng gibert đều có các triệu chứng cơ bản như nghẹt mũi, đau họng, ho… sốt nhẹ và buồn nôn. Sau khoảng thời gian dài phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời các tổn thương sẽ sắp xếp lại và tạo thành các đường song song giống như hình cây thông vậy. Các biểu hiện của bệnh có thể kéo dài hơn trong khoảng 5-10 ngày hoặc kéo dài đến 2 tháng hơn. Điều này khiến người bệnh không ăn ngon miệng, khó chịu buồn nôn kéo dài.
Nguyên tắc điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert
Để quá trình điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert đạt hiệu quả cao. Đề nghị người bệnh phải lưu ý đến một số nguyên tắc như sau:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng da như môi hôi, quần áo chất liệu nóng bí.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc có chất kích ứng da mạnh. Có khả năng gây tình trạng bội nhiễm.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp phương pháp điều trị thuốc uống để đảm bảo điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách trị vảy phấn hồng bằng phương pháp dân gian
Đối với phương pháp dân gian điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert sẽ giúp người bệnh làm giảm bớt tình trạng khó chịu gây nên trên da. Từ đó giảm thiểu những tổn thương gây ra cho người bệnh.
Giấm táo: Bạn chỉ cần sử dụng giấm táo hàng ngày pha loãng với nước sạch rồi bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.
Lá trầu: với đặc tính kháng khuẩn tốt của lá trầu không. Người bệnh có thể đun sôi lấy nước tắm hoặc vệ sinh da hàng ngày.
Nha đam: Nha đam mang lại sự tươi mát cho làn da, vì thế khi sử dụng nó bôi lên da sẽ làm dịu đi những sự khó chịu của cơ thể.
Bột yến mạch: theo khoa học chứng minh thì sử dụng bột yến mạch lên vùng da bị tổn thương sẽ làm dịu nhanh chóng những tổn thương đó.
Cây muồng trâu: sử dụng ngọn của cây muồng trầu đun sôi lấy nước và đem tắm hoặc vệ sinh hàng ngày.
Nước muối pha loãng: bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh hoặc tắm. Giúp kháng khuẩn điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert.
Sử dụng trà xanh có tác dụng làm mát vùng da và tái tạo vùng da bị tổn thương.
Đối với các phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert bằng tự nhiên bạn nên chú ý rửa sạch vùng da trước và sau khi bôi thuốc. Để hạn chế tối đa việc các vùng da bị viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt là những vùng da hở bị gãi nhiều nên trầy xước lớn hơn.
Nên ăn gì khi bị vảy phấn hồng gibert?
Khi mắc các bệnh da liễu cơ thể bạn sẽ trở nên yếu ớt hơn. Vì thế bạn nên sử dụng những thực phẩm lành tính an toàn. Đồng thời giúp cải thiện sức đề kháng tốt hơn cho cơ thể. Với một số loại thức ăn phổ biến như:
Trái cây giàu vitamin: Các loại vitamin giàu vitamin C và E có tác dụng tốt cho làn da đủ nước như đu đủ, cà rốt, bơ.
Các loại rau xanh: Đây cũng là nguồn vitamin dồi dào nhất giúp cơ thể tăng sức đề kháng như các loại rau xanh họ cải.
Thực phẩm giàu omega-3. Cá hồi, là đại diện cho nhóm thực phẩm này.
Các loại hạt đậu: Đối với bệnh này bạn nên bổ sung nhiều loại hạt giúp cơ thể đủ dinh dưỡng giàu chất xơ để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng và sự sống.
Trà thảo mộc: Giúp cơ thể cải thiện tình trạng nóng trong, thư giãn và giảm thiểu ngứa ngáy khó chịu cho cơ thể.
Tuy nhiên với những loại thức ăn này bạn cũng không nên lạm dụng quá mà nên sử dụng thức ăn thay đổi điều độ hàng ngày.
Không nên ăn gì khi bị vảy phấn hồng gibert?
Da nhạy cảm khi bị bệnh sẽ trở nên dễ bị kích ứng hơn vì thế bạn cần hạn chế những loại thức ăn không tốt cho cơ thể:
Thức ăn cay nóng: Những đồ ăn chế biến sẵn cay nóng không có lợi cho sức khỏe con người.
Đồ uống có cồn và chất kích thích: Bia rượu và một số loại thức uống sẽ gây nên da bị mẩn đỏ, nóng ran.
Với một số điều lưu ý đơn giản hy vọng giúp mọi người hạn chế được những khó chịu phát sinh trong quá trình bệnh vảy phấn hồng gibert hoành hành.
Mong rằng những thông tin cập nhật trong bài viết sẽ giúp mọi người có được cái nhìn toàn diện về bệnh vảy phấn hồng gibert. Từ đó có kế hoạch phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời an toàn nhất cho sức khỏe cơ thể mình.