Suy tim trái là tình trạng bệnh lý về tim thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.Căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân gây suy tim trái là gì? Làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả?
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết suy tim trái
Suy tim trái có thể được chia thành suy tim trái cấp tính và suy tim trái mạn tính.
- Suy tim trái cấp tính là tình trạng các cơn suy tim khởi phát đột ngột, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nên cần phải được can thiệp cấp cứu gấp.
- Suy tim trái mạn tính là tình trạng suy tim kéo dài và khó có khả năng hồi phục. Nguyên nhân gây bệnh là do tổn thương gây nên rối loạn chức năng của tim khiến tâm thất không đón được đủ máu để nuôi cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết căn bệnh nguy hiểm này có thể được thể hiện như sau:
1. Khó thở
Suy tim trái dẫn đến tình trạng khó thở. Người bệnh có thể khó thở mỗi khi gắng sức hoặc khó thở khi nằm. Sở dĩ như vậy vì mỗi lần gắng sức hoặc nằm, máu sẽ dồn về ngực nhiều hơn làm tăng áp lực lên tim, từ đó gây khó thở. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện khá nhanh, chỉ vài phút sau khi bệnh nhân nằm xuống, ngồi dậy hoặc kê gối cao.
Ngoài ra, người mắc suy tim trái cũng bị khó thở về đêm, tạo cảm giác lo lắng, ngột ngạt và phải kê gối cao hơn khi ngủ hoặc phải ngồi dậy. Tình trạng khó thở khi này có thể kéo theo các cơn co thắt phế quản.
Không những thế, bệnh nhân bị suy tim còn xuất hiện các cơn khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Đây là lúc tình trạng bệnh đã nặng hơn, áp lực mao mạch phổi tăng cao hoặc chức năng của phổi bị suy giảm.
2. Các cơn hen tim và phù phổi cấp
Bệnh nhân khi này có thể hoảng sợ, vã mồ hôi, co kéo cơ hô hấp và xuất hiện tiếng ran dâng lên từ hai đáy phổi. Nguyên nhân là do mao mạch phổi bị tăng áp lực đột ngột. Khi xuất hiện tình trạng này là lúc tính mạng của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.
3. Bệnh nhân suy tim sẽ xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu
Các cơn ho ở bệnh nhân suy tim sẽ xuất hiện về đêm hoặc mỗi khi bệnh nhân gắng sức. Ngay cả khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, các cơn ho cũng có thể xuất hiện, gây ra tình trạng khó thở.
Bệnh nhân khi này có thể ho khan, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu.
4. Tay chân rã rời, chóng mặt
Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Nguyên nhân là do các bộ phận trên cơ thể không được cung cấp đủ máu gây ra.
5. Đau tức ngực
Các cơn đau tức ngực, nặng ngực hay đánh trống ngực cũng là biểu hiện điển hình của tình trạng suy tim trái. Các cơn đau tức ngực xảy ra sẽ khiến bệnh nhân khó thở, thở ngắn và dồn dập.
6. Tiểu rắt, tiểu về đêm
Bệnh nhân bị suy tim cũng thường gặp tình trạng tiểu về đêm, tiểu ít, tiểu rắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người bệnh ngủ không yên giấc.
7. Các triệu chứng xuất hiện khi khám thực thể
Ngoài những triệu chứng có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy thì bệnh nhân suy tim khi đi kiểm tra tim, phổi hay đo huyết áp đều có thể thấy rõ ràng sự khác biệt ở những bộ phận này.
Tim của bệnh nhân lúc này sẽ thấy mỏm tim đập lệch sang trái, nhịp tim nhanh, tiếng đập nhỏ và mờ. Phổi sẽ có có ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Nếu là các cơn hen tim thì còn có thể nghe thấy tiếng ran rít và ran ẩm ở hai phổi, trong phù phổi thì nghe thấy tiếng ran ẩm to và dày đặc.
Thêm vào đó, huyết áp của bệnh nhân suy tim sẽ có huyết áp tối thiểu bình thường và huyết áp động mạch tối đa giảm nên khiến chỉ số huyết áp chênh lệch nhỏ đi.
Nguyên nhân bệnh suy tim (trái) là gì?
Nguyên nhân chính gây ra suy tim trái đó là do tình trạng ứ đọng máu trong tim trái, ảnh hưởng đến quá trình bơm máu của tim, làm tim phải hoạt động nhiều hơn. Cụ thể có những nguyên nhân sau làm tăng tỷ lệ mắc suy tim trái:
- Do tăng huyết áp mạn tính, làm tim phải hoạt động quá sức trong một thời gian dài để co bóp với lực mạnh hơn nhằm mục đích thắng sức cản lớn trong thành mạch, lâu dần sẽ dẫn tới suy tim.
- Do bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cũ, tạo thành các sẹo làm giảm khả năng co bóp đẩy máu của tim.
- Do hở van tim hoặc hẹp van tim
- Do bị mắc tim bẩm sinh.
- Do sử dụng nhiều loại đồ uống có cồn như rượu, bia….
- Do siêu vi trùng gây nên hiện tượng viêm cơ tim
- Do rối loạn nhịp tim kéo dài thành tình trạng mãn tính.
- Do bệnh nhân bị mắc đái tháo đường.
- Do sử dụng các loại thuốc để điều trị ung thư hoặc một số biệt dược khác.
Tuy nhiên, đây chỉ là 60% gây nên suy tim trái. Thực tế hiện nay có tới 40% tình trạng suy tim không tìm được nguyên nhân.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh suy tim trái cao?
- Nam giới có nguy cơ mắc suy tim trái cao hơn so với nữ giới. Đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 70 và những người có tiền sử nhồi máu cơ tim.
- Người Mỹ gốc Phi cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những đối tượng khác. Sở dĩ như vậy vì tộc người này có nguy cơ cao huyết áp cao hơn so với những người khác. Trong khi đó huyết áp cao lại là tiền đề, nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh suy tim trái.
- Những người bị hẹp động mạch chủ khiến máu di chuyển qua chậm làm tim suy yếu.
- Những người mắc các bệnh lý về tim như tim bẩm sinh, hở van tim…..
- Những người thiếu máu, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường, các loại thuốc giảm đau không chứa steroid hoặc những đối tượng đang phải dùng hóa chất để điều trị.
- Những người mắc các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, gây tổn thương cơ tim.
Cách điều trị suy tim trái an toàn
Để điều trị suy tim trái an toàn và mang hiệu quả cao cần tác động tổng thể trên nhiều phương diện khác nhau như lối sống, chế độ dinh dưỡng kết hợp với việc sử dụng thuốc hoặc các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao khác.
1. Điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, lối sống cho bệnh nhân suy tim
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ bị mắc bệnh. Với bệnh nhân suy tim cũng vậy.
Người bệnh bị suy tim nên giảm muối trong các thực phẩm thường ngày vì muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng khối lượng tuần hoàn tạo nên gánh nặng cho tim. Với những trường hợp suy tim trái nặng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn nhạt hoàn toàn. Ngoài ra cần han chế lượng nước và dịch đưa vào trong cơ thể, chỉ duy trì ở mức từ 500ml đến 1000ml mỗi ngày để giảm gánh nặng cho tim.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh lý về tim như thế này còn cần tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác. Bệnh nhân béo phì cần nhanh chóng giảm cân, tránh xa căng thẳng, stress. Nếu đang sử dụng các loại thuốc làm giảm sức co bóp của tim mạch như Verapamil, Disopyramid hay các loại thuốc có tác dụng giữ nước như corticoid, NSAIDs….thì cần ngừng ngay lại.
Thêm vào đó, bệnh nhân suy tim cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm cường độ làm việc của tim. Tuy nhiên vẫn cần duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp. Trong trường hợp suy tim nặng thì bệnh nhân cần thở oxy để đỡ khó thở và hạn chế sự co mạch phổi.
Nếu bệnh nhân suy tim kèm theo tình trạng thiếu máu, rối loạn nhịp tim hay nhiễm trùng thì cần phối kết hợp điều trị cả những yếu tố đó.
2. Điều trị suy tim trái bằng các loại thuốc
Bệnh nhân suy tim cần duy trì việc sử dụng các loại thuốc có kê đơn từ bác sĩ có chuyên môn về tim mạch. Một số loại thuốc mà người suy tim trái có thể dùng đó là:
- Các loại thuốc gây ức chế men chuyển và ức chế thụ thể của Angiotensine II.
- Các loại thuốc Uperioa có thành phần là Sacubitril và Valsartan
- Các loại thuốc như Bisoprolone, Metoprolone, Carvedilone, Nebivolone,..
- Sử dụng các loại thuốc kháng như Aldosterron
- Sử dụng thuốc có chứa Ivabradine.
Ngoài ra bệnh nhân suy tim cũng cần kết hợp sử dụng các loại thuốc lợi tiểu nếu có dấu hiệu gan phù to, ran ẩm ở phổi hoặc thuốc Digoxine, kháng vitamin K khi có rung nhĩ, Nitrate và vận mạch trong cơn suy tim cấp. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc, do đó cần tìm hiểu kỹ về thành phần, tránh trường hợp gây tác dụng phụ đáng tiếc trong khi sử dụng thuốc.
3. Điều trị suy tim trái bằng các kỹ thuật nâng cao
Nếu bệnh nhân bị suy tim nặng, các điều trị nội khoa không thể đáp ứng được tình trạng bệnh thì bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các kỹ thuật như tái đồng bộ cơ tim bằng máy tạo nhịp tim hai buồng hoặc đặt bóng đối xung động mạch chủ IABP, tim phổi nhân tạo chạy ngoài ECMO, cấy máy khử rung tự động ICD, thiết bị hỗ trợ thất trái LVAD. Hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ thực hiện kỹ thuật ghép tim, sử dụng tim nhân tạo toàn bộ.
Tuy nhiên nhược điểm của những phương pháp điều trị này đó là chi phí khá cao, số lượng người hiến tim rất hiếm.
Như vậy, suy tim trái là bệnh lý rất nguy hiểm, khó điều trị khỏi nên để phòng ngừa suy tim cần duy trì lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Ngoài ra, cần định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay từ đầu.