Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện phát ban, sưng phù, ngứa và nổi mẩn kèm theo sốt, rối loạn tiêu hóa,…Bệnh có thể tiến triển nặng gây phù mạch, khó thở, nhiễm trùng da hoặc sốc phản vệ,… rất nguy hiểm cho trẻ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho các bé khi bị nổi mề đay là gì?
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân trẻ em bị nổi mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với những tác nhân gây dị ứng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Nổi mề đay ở trẻ được chia thành nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính. Trong đó, nổi mề đay cấp tính thường diễn ra đột ngột trong một thời gian ngắn và thường là không bị tái phát trong vòng 6 tháng.
Trong khi đó, nổi mề đay mãn tính thường xảy ra trong vài tháng, có khi đến vài năm với những triệu chứng nặng nề và khó điều trị hơn. Mức độ của bệnh ở trẻ có thể được chia thành: mức độ bình thường, phù và mề đay da vẽ nổi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nổi mề đay, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
- Trẻ bị nổi mề đay do thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của bé còn yếu nên chưa kịp thích nghi.
- Trẻ có cơ địa bị dị ứng với phân hoa, lông động vật hoặc khói bụi,… gây nên tình trạng nổi mẩn vừa ngứa ngáy, thậm chí nặng có thể gây khó thở, suy hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.
- Do trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, lạc….
- Do sức đề kháng của bé yếu khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công và gây bệnh.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc khi trẻ sử dụng.
- Do côn trùng cắn, giun sán hoặc yếu tố di truyền,…
Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê thì có đến khoảng 50% số trẻ bị nổi mề đay là không tìm được nguyên nhân. Những trường hợp này sẽ được xếp vào trẻ bị nổi mề đay vô căn, tự phát.
Trẻ em có sức đề kháng yếu hơn, làn da bé mỏng manh hơn nên khi bị nổi mề đay sẽ thấy rất ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh nếu được phát hiện và có hướng xử lý kịp thời ngay từ giai đoạn đầu thì không nguy hiểm nhiều. Ngược lại nếu chậm trễ để bệnh tiến triển nặng thêm sẽ gây nguy hiểm như phù mạch, khó thở, nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Một số hình ảnh trẻ bị nổi mề đay
Trẻ bị nổi mề đay sẽ có triệu chứng ngứa, nổi mẩn, phát ban, sưng phù, để nặng có thể chuyển thành mề đay da vẽ nổi. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh trẻ bị nổi mề đay dưới đây:
Cách chữa trẻ bị nổi mề đay đơn giản tại nhà
Nhiều trường hợp trẻ bị nổi mề đay sẽ tự khỏi mà không cần người lớn can thiệp vào hoặc không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, tái phát nhiều lần thì bắt buộc cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt kết hợp với việc sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ da liễu hoặc người có chuyên môn.
1. Các biện pháp chăm sóc trẻ bị nổi mề đay tại nhà
- Cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay và loại bỏ các tác nhân nguy hại đó.
- Khi thấy trẻ bị mẩn đỏ, nổi mề đay, cha mẹ nên lau người cho bé bằng nước ấm, đặc biệt là vùng da bị tổn thương. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng hay các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương làn da non nớt của trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát với các chất liệu có khả năng thấm hút mô fhooi tốt như cotton.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm từ thảo dược cho bé hoặc sử dụng khăn lạnh để đưps lên vùng da bị nổi mề đay để giảm ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
- Tránh xa những thực phẩm, hóa chất dễ gây dị ứng cho trẻ.
2. Mẹo dân gian chữa nổi mề đay cho trẻ
-
Sử dụng lá khế để chữa mề đay ở trẻ
Lá khế được biết đến với tác dụng thanh nhiệt cùng khả năng giải độc, chống viêm, làm dịu các vết sưng tấy. Chính vì vậy, lá khế hoàn toàn có thể được sử dụng để chữa mề đay ở trẻ.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng 100 gram lá khế tươi đem rửa sạch rồi nấu cùng với 2 lít nước đến khi sôi. Tiếp đó, chờ đến khi nước nguội, có nhiệt độ thích hợp với bé thì mẹ có thể dùng nước lá khế đó để ngâm hoặc tắm vào vùng da bị nổi mề đay của trẻ.
Phương pháp này có thể áp dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã nhuyễn lá khế rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa của trẻ.
-
Sử dụng lá kinh giới để chữa mề đay cho trẻ
Khác với lá khế có tác dụng thanh nhiệt giải độc thì lá kinh giới lại có tính cay, ấm, có công dụng giải biểu, cầm máu và chống co giật. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên liệu dân gian lành tính với trẻ, có thể sử dụng để chữa nổi mề đay hoặc viêm da cơ địa,…
Mẹ chỉ cần lấy 100gr lá kinh giới đem rửa sạch rồi sao nóng cùng 1 thìa cà phê muối hạt đến khi lá kinh giới chuyển màu vàng rồi cho vào khăn mỏng chờ đến nhiệt độ thích hợp thì chườm lên vùng da nổi mề đay của bé đến khi nguội hẳn thì thôi.
Phương pháp chữa mề đay dân gian này có thể thực hiện 1 lần/ ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện mẹ cần lưu ý tránh để bé bị bỏng.
-
Sử dụng gel nha đam để giúp trẻ khỏi mề đay
Nha đam có chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm và kháng viêm như aloezin, glycosid, anthraquinone,…Do đó, bạn có thể sử dụng nha đam để trị mề đay cho trẻ bằng cách lấy gel nha đam bôi lên da bé và để khoảng 20 phút trước khi rửa lại với nước sạch.
-
Chữa nổi mề đay cho trẻ bằng rau má
Tương tự như lá khế, rau má cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt. Ngoài ra sử dụng rau má còn giúp dưỡng ẩm cho da. Do vậy, mẹ có thể sử dụng rau má xay lấy nước cho trẻ uống hàng ngày để chữa bệnh mề đay.
-
Sử dụng cây đinh lăng để trị mề đay ở trẻ
Trẻ bị nổi mề đay có thể được chữa khỏi bằng cách sử dụng 100gr lá đinh lăng đem rửa sạch rồi đem nấu với 200ml nước trong khoảng 15 phút. Tiếp đó chắt lấy nước cho ra bát rồi lại tiếp tục cho 200ml nước vào và đun tiếp lần hai.
Khi nước lá đinh lăng đun lần 2 sôi, bạn lại chắt lấy nước và hòa vào với nước chắt lần 1 và đem chia thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong vòng 1 tuần là mề đay trên da trẻ sẽ lặn hết.
Sở dĩ đinh lăng có tác dụng như vậy vì loại cây này có vị ngọt, tính mát và có tác dụng lưu thông khí huyết rất hiệu quả.
-
Sử dụng lá trà xanh để tắm trị mề đay ở trẻ
Trong lá trà xanh chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và giữ ẩm cho da như flavonoid, vitamin, tannin,… Lá trà xanh được sử dụng để chữ khỏi rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh da liễu.
Ngoài ra, việc sử dụng lá trà xanh lại vô cùng lành tính với làn da mỏng manh, non nớt của trẻ. Do vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại nguyên liệu thiên nhiên này để chữa mề đay ở trẻ nhỏ bằng cách lấy 100gr lá trà xanh, rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước. Nước trà xanh sau khi nấu có thể hòa thêm với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày.
Hoặc mẹ cũng có thể dùng bông y tế hoặc khăn bông sạch thấm nước trà xanh để nguội và lau lên vùng da bé bị mề đay.
-
Sử dụng gừng để chữa mề đay cho trẻ
Gừng có tính ấm, vi cay mang đến tác dụng giải độc rất tốt. Gừng được coi là nguyên liệu quan trọng của nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó có bài thuốc về chữa mề đay cho trẻ.
Mẹ chỉ cần vệ sinh da bé thật sạch rồi dùng gừng đã gọt vỏ đắp lên trong khoảng 30 phút là bé sẽ thấy dễ chịu hơn, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy trên da. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng để nấu nước cùng với đường phèn để bé uống hàng ngày.
-
Trẻ bị nổi mề đay và bài thuốc từ cây chó đẻ
Theo y học dân gian, cây chó đẻ có tác dụng cực tốt trong chống viêm, giải độc gan thận, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da trong đó có bệnh nổi mề đay.
Do đó, chỉ cần sử dụng 100 gram cây chó đẻ đem đi rửa sạch và giã nhuyễn rồi dùng nó để đắp lên vùng da bị nổi mề đay của trẻ là có thể thấy được hiệu quả điều trị bệnh, giảm ngứa đáng kể.
-
Sử dụng lá bạc hà để chữa mề đay cho trẻ tại nhà
Trong bạc hà chứa rất nhiều limonene, camphen và mentol giúp giải độc, phong nhiệt, chống viêm cũng như điều trị các bệnh ngoài ra. Chỉ cần sử dụng một nắm lá bạc hà đã rửa sạch đem đi giã hoặc xay nát đắp lên vùng da bị bệnh của trẻ là các tổn thương do mề đay gây ra với làn da của trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Như vậy, trẻ bị nổi mề đay là một vấn đề không quá lo ngại nếu được phát hiện và có hướng xử lý đúng đắn ngay từ đầu. Ngược lại, chỉ cần chậm trễ trong điều trị nổi mề đay ở trẻ dù chỉ một phút cũng đủ để trẻ bị đe dọa đến tính mạng.