Da chân bị vảy cá là hiện tượng các tế bào da chết tích tụ tạo thành lớp vảy dày và khô trên bề mặt da. Bệnh có thể do di truyền hoặc cũng có thể liên quan đến các bệnh khác như ung thư, bệnh tuyến giáp hoặc HIV/AIDS. Vậy nguyên nhân của căn bệnh về da này là gì? Có cách trị da chân bị vảy cá tại nhà nào cho hiệu quả cao?
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân da chân bị vảy cá là gì?
Bệnh vảy cá được chia thành bệnh vảy cá bẩm sinh và bệnh vảy cá mắc phải. Trong đó, bệnh vảy cá bẩm sinh lại gồm có bệnh vảy cá di truyền trội, bệnh vảy cá di truyền lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X, đỏ toàn thân dạng vảy cá không có bọng nước, bệnh vảy cá vảy lá, đỏ da toàn thân dạng vảy cá bọng nước và bệnh vảy cá bọng nước.
Bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 0 đến 7 tuổi hoặc ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Phổ biến nhất là bệnh vảy cá bẩm sinh thông thường, bệnh vảy cá liên quan đến nhiễm sắc thể X và bệnh vảy cá vảy lá.
1. Bệnh vảy cá bẩm sinh thông thường
Đây là bệnh do di truyền gen trội gây ra. Bệnh thường biểu hiện rõ nhất vào mùa đông và thường xuất hiện ngay sau khi sinh với tình trạng da khô, bong vảy sau ở trẻ sau sinh 2 tháng hoặc muộn hơn. Các lớp vảy trên da có màu trắng xám và nhỏ mịn. Tình trạng bệnh này thấy nhiều nhất là ở mặt duỗi của chi, đặc biệt là cẳng chân hoặc ở da đầu, trán, quanh miệng, bàn chân và bàn tay.
Bệnh này không gây ngứa nếu không bị kết hợp với bệnh viêm da cơ địa. Việc gãi hoặc chà xát mạnh lên da có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm khi các lớp da vảy cá ngày càng dày lên. Đến tuổi dậy thì bệnh có thể giảm dẫn, đỡ hẳn hoặc nặng lên hơn.
2. Bệnh da chân bị vảy cá di truyền liên quan tới nhiễm sắc thể X
Bệnh này có liên quan tới gen lặn với tỷ lệ mắc ở nam giới là 1/2000 – 6000. Bệnh này biểu hiện khá sớm với những triệu chứng như vảy da nhiều, mau nâu bẩn ở gáy, thân mình và chân, tay. Vảy thường to, dính, màu sâu sẫm hình đa giác và tiến triển nặng vào mùa khô hanh.
3. Bệnh da chân bị vảy cá vảy lá
Bệnh này thường xuất hiện biểu hiện ngay khi sinh ở những em bé có bọc màng. Sau vài tuần các lớp màng bọc biến mất để lại các vảy da lớn, thô ở các mặt gấp của chi lẫn lòng bàn tay, bàn chân trẻ. Ngoài ra, trẻ bị vảy cá vảy lá còn bị đỏ toàn thân, lộn mi, lộn môi và da mặt căng.
Nhiều trường hợp, người bị vảy cá vảy lá còn bị rụng tóc do nhiễm khuẩn gây sẹo ở da đầu với những vết sẹo màu nâu. Bệnh này thường tồn tại suốt đời với lớp dày sừng phát triển làm tắc các tuyến mồ hôi, khiến bệnh nhân không tiết mồ hôi được.
Mỗi loại bệnh vảy cá lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong số đó phải kể tới những nguyên nhân sau:
- Do di truyền: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng da chân bị vảy cá. Nếu bố hoặc mẹ có gen lặn của bệnh da vảy cá thì con sinh ra hoàn toàn có khả năng mắc bệnh này.
- Do gen đột biến sinh sản với tốc độ nhanh gấp 10 lần hoặc sao chép với tốc độ bình thường nhưng tỷ lệ phát tán chậm gây ra.
- Do các bệnh mạn tính ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa, tổ đỉa, ung thư da.
- Do môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại,…
- Do các bệnh như ung thư, HIV/AIDS, suy thận, bệnh tuyến giáp,… hoặc do quá trình sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác gây ra.
- Do da bị tổn thương, để lại vùng da dày hơn những vị trí khác, đóng vảy và tạo thành các mảng da khô ráp.
Bệnh da chân vảy cá sẽ biểu hiện thành các mảng da bong tróc, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc cũng có thể xuất hiện thành các vảy màu nâu, xám hoặc trắng trên da. Bệnh cũng sẽ khiến cho da khô và dày lên. Nghiêm trọng hơn đó là làm hình thành các vết nứt sâu ở dưới lòng bàn chân gây nên cảm giác đau đơn cho bệnh nhân.
Bệnh da chân bị vảy cá sẽ trầm trọng hơn vào mùa đông với tiết trời lạnh và khô. Do đó, cần bảo vệ và giữ ẩm cho da hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bệnh này.
Cách trị da chân bị vảy cá tại nhà hiệu quả
1. Điều trị da chân bị vảy cá tại nhà
Cách trị da chân bị vảy cá tại nhà cũng khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Ngâm người trong bồn tắm nước ấm hoặc nước mát để làm mềm da. Sau đó sử dụng xà bông tắm xoa da nhẹ nhàng với bọt biển khô hoặc đá bọt để loại bỏ vảy cá.
Bước 2: Sử dụng khăn bông khô mềm để vỗ nhẹ hoặc lau nhẹ lên da sau khi tắm.
Bước 3: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi trơn sau khi tắm. Nên chọn các loại kem chứa ure hoặc propylene glycol hoặc dầu sáp,.. để giữ ẩm cho da.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm không cần kê toa chứa ure, acid lactic, acid salicylic với nồng độ thấp để bôi lên da đều đặn 2 lần/ngày để loại bỏ tế bào chết đồng thời giúp kết dính độ ẩm cho da.
Thêm vào đó vào mùa đông khi tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bạn nên sử dụng máy làm ẩm không khí di động hoặc máy gắn vào lò sưởi để tăng độ cho không khí trong nhà, từ đó giảm hiện tượng xuất hiện da chân bị vảy nến.
2. Điều trị da chân bị vảy cá tại các cơ sở khám chữa da liễu
Ngoài cách trị da chân bị vảy cá tại nhà bạn cũng có thể tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị, đặc biệt là sau khi đã điều trị tại nhà nhưng không thấy có chuyển biến tích cực. Khi này, đa phần các bác sĩ sẽ khám trực quan và hỏi về bệnh sử gia đình xem có ai mắc các bệnh ngoài da và độ tuổi lần đầu tiên gặp triệu chứng cũng như các rối loạn da khác.
Đồng thời, các bác sĩ sẽ tiến hành ghi lại những vị trí xuất hiện da khô rồi tiến hành lấy mẫu để làm xét nghiệm máu hoặc sinh thiết da.
Ngoài ra, bệnh da chân bị vảy cá cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng kem tẩy tế bào chết và thuốc mỡ theo kê toa của bác sĩ để kiểm soát tình trạng da đóng vảy và tăng độ ẩm cho da. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống có nguồn gốc từ vitamin A gọi là retinoid để làm chậm quá trình sản xuất các tế bào da. Tuy nhiên các loại thuốc chứa retinoid lại có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên phụ nữ có thai cần cân nhắc sử dụng. Thêm vào đó là những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc retinoid như viêm mắt, viêm môi, tạo cựa xương và rụng tóc.
Như vậy, bệnh da chân bị vảy cá hiện chưa có thuốc điều trị tận gốc. Trên đây là những cách điều trị da chân bị vảy cá tại nhà hiệu quả khiến bệnh không phát triển thêm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi thấy bé nhà bạn có những dấu hiệu của bệnh vảy cá, bạn cần đưa bé tới các bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển, khiến trẻ lớn lên bị tự ti, mất thẩm mỹ.