Sau khi cắt amidan, cơ thể còn yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vậy sau tiểu phẫu amidan cần lưu ý những gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Amidan là gì?
Amidan là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm dưới niêm mạc hầu thành các đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành vòng bạch huyết bao gồm amidan vòm họng, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Trong số các loại amidan đó thì amidan khẩu cái là lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng và đây cùng là amidan hay bị viêm nhất.
Công dụng của amidan là tiết ra các kháng thể và lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Amidan vòm bình thường dày chừng 2mm và không cản trở đường thở, xếp thành nhiều nếp nên diện tích tiếp xúc rất rộng. Nhiệm vụ của amidan vòm chính là nhận diện vi khuẩn và tạo kháng thể tiêu diệt vi khuẩn khi phát hiện ra chúng tái xâm nhập.
Khi nào thì nên cắt amidan?
Khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào trong cơ thể qua đường mũi họng, amidan phải chống lại quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Nguyên nhân là khi amidan tiêu diệt vi khuẩn sẽ để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, thỉnh thoảng lại rơi ra khỏi amidan.
Khi amidan bị viêm nhiều lần thì khả năng chống lại vi khuẩn sẽ kém đi do chính các ổ viêm nằm trong amidan, tạo điều kiện cho các đợt viêm vùng họng.
Nhiều người cho rằng cứ viêm amidan là phải cắt bỏ. Tuy nhiên trên thực tế amidan chỉ được chỉ định cắt khi có biến chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn Streptococcus hoặc amidan phì đại gây mất cân đối, nghi ngờ là u ác tính. Ngoài ra, trường hợp viêm amidan gây tắc nghẽn đường thở, khiến rối loạn giấc ngủ hoặc khiến người bệnh xảy tình trạng ngưng thở khi ngủ thì cũng được các bác sĩ đưa ra phương án cắt bỏ.
Ngoài ra, đa phần những trường hợp viêm amidan còn lại sẽ được bác sĩ tư vấn nên sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc Đông y để điều trị. Thêm vào đó, với trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có bệnh về máu, tim, bệnh lao, người bị viêm nhiễm cấp tính, cúm, sởi, ho gà, hen phế quản, hở hàm ếch, có cơ địa dị ứng,… tuyệt đối không được cắt amidan.
Sau khi cắt amidan thì nên làm gì?
Cắt amidan là một tiểu phẫu khá đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, cắt amidan có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là sau khi vừa cắt xong, cơ thể còn yếu. Do đó, việc chăm sóc người sau cắt amidan là một việc rất quan trọng và cần thiết, giúp giảm nguy cơ xuất huyết, tụ máu gây nghẽn đường thở, viêm họng gây sốt ở người sau khi cắt amidan.
1. Theo dõi tình trạng sức khỏe của người sau khi cắt amidan
Sau tiểu phẫu cắt amidan, bệnh nhân chỉ được nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, mặt xoay về một bên và không được dùng gối. Nên dùng lưỡi đùn hoặc đẩy nước bọt ra ngoài, rồi đặt giấy dưới khóe miệng để thấm nước bọt. Tuyệt đối không được khạc hoặc nuốt nước bọt.
Nước bọt sau khi thấm ra giấy bạn nên kiểm tra lại. Trong trường hợp nước bọt có chứa vài tia máu đỏ sẫm hoặc nước bọt trong nghĩa là tình trang vết cắt bình thường, không có dấu hiệu xuất huyết. Ngược lại, nếu trong nước bọt có lẫn máu tươi hoặc nước bọt toàn là máu thì cần mau chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi và có hướng điều trị phù hợp vì đây chính là dấu hiệu của xuất huyết.
Lưu ý rằng quá trình theo dõi tình trạng nước bọt này nên kéo dài 12 ngày, đặc biệt là trong 7 ngày đầu sau khi cắt amidan.
2. Bệnh nhân sau cắt amidan cần thay đổi thói quen sinh hoạt
Bệnh nhân sau cắt amidan cần thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương, tới vùng vòm họng đồng thời tạo điều kiện để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Trong ngày đầu tiên sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại giường đặt trong phòng có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và ít tiếng ồn. Khi này, tốt nhất là bệnh nhân nên ở phòng chăm sóc sau phẫu thuật của bệnh viện để được kiểm tra thường xuyên và có phương án xử lý ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Trong 10 ngày tiếp theo, bệnh nhân nên hạn chế nói chuyện, chỉ được đi lại, lao động nhẹ nhàng tại nhà hoặc làm việc tại văn phòng. Thời gian này, bệnh nhân tuyệt đối không được đi đường xa, không đi máy bay hoặc di chuyển bằng các loại xe thô sơ trên đoạn đường gồ ghề, khúc khuỷu, nhiều ổ gà, ổ voi.
Ngoài ra, bệnh nhân sau khi cắt amidan nên hạn chế chạy nhảy, hò hét, không nói nhiều, không hoạt động gắng sức đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Thêm vào đó, cần súc miệng thường xuyên, và đánh răng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn. Cần hạn chế khạc nhổ, tránh các tác động vào cổ họng để không làm bong lớp giả mạc màu trắng giúp cầm máu, bảo vệ vết thương. Lớp giả mạc này sẽ tự bong sau 7 – 10 ngày.
Thêm vào đó, nên tái khám đúng hẹn, uống thuốc đúng giờ,, đúng liều lượng, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các dấu hiệu thuyên giảm.
3. Các loại thực phẩm nên ăn sau khi cắt amidan
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt amidan. Do đó, người bệnh cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm sau đây:
- Trong vòng 4 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ được nằm yên trên giường, không nằm gối để tránh hiện tượng xuất huyết ở vị trí phẫu thuật.
- Trong vòng 24 – 48 giờ tiếp theo, bệnh nhân có thể ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt, an toàn với niêm mạc họng và vết thương như cháo loãng, bún, miến, súp….
- Trong 1-2 ngày tiếp theo bệnh nhân có thể ăn cháo, súp hoặc ăn cơm với các thức ăn mềm, các loại rau củ ninh nhừ, dễ tiêu hóa như chuối chín, bí đỏ hay khoai tây,…
- Trong 1-2 ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể ăn các loại thức ăn mềm và duy trì việc uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước lọc hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Trong 1-2 ngày tiếp theo đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường tuy nhiên cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn miếng nhỏ và nên dừng khi có triệu chứng đau họng.
Bệnh nhân nên uống các loại nước, sữa lạnh, kem, sinh tố lạnh sau khi cắt amidan 7 ngày để giảm tình trạng sưng tấy. Thậm chí sau khi tiểu phẫu 3 giờ, bệnh nhân đã có thể uống sữa lạnh nếu vị trí phẫu thuật không có hiện tượng chảy máu.
4. Các loại thực phẩm không nên ăn sau khi cắt amidan
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt, có lợi cho bệnh nhân sau khi cắt amidan thì cũng có những loại thực phẩm mà người vừa cắt amidan xong không nên ăn để tránh làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục:
- Không nên ăn thịt bò hay trứng luộc.
- Không ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị hoặc các đồ cay nóng.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống chứa cồn, các loại nước ngọt có ga hoặc các loại đồ uống có tính acid cao.
- Không hút thuốc lá.
Một số lưu ý sau khi cắt amidan
Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần lưu ý đến nhiều vấn đề để giúp vết thương hồi phục hoàn toàn. Một ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chỉ nên nằm nghỉ tại giường, ngày thứ 2 – 3 trở đi bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường nhưng không nên nói to, nói nhiều và đặc biệt không nên khạc nhổ.
Tiếp đó, sau phẫu thuật từ 10 – 12 ngày vết thương hầu như đã hồi phục hoàn toàn, khi này bệnh nhân có thể nói chuyện được bình thường tuy nhiên vẫn cần hạn chế việc la hét, gào, không nói quá nhiều.
Đặc biệt, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nên thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu xuất huyết, sốt cao hoặc nôn mửa để đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Như vậy, cắt amidan là một tiểu phẫu rất đơn giản, có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi cắt amidan bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.