Trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tác động. Viêm họng là một tình trạng bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ với triệu chứng sốt cao mà nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy có những nguyên nhân nào gây bệnh, cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả tại nhà như thế nào? Mẹ hãy tham khảo những thông tin sau đây nhé.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ bị viêm họng gây sốt
Viêm họng là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là từ mùa hè sang thu, đông. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chủ yếu là do sự tấn công của virus (gồm virus cúm, virus sởi hay virus adeno) và vi khuẩn (gồm vi khuẩn phế cầu, liên cầu hay Haemophilus).
Trẻ bị viêm họng do virus và vi khuẩn có các biểu hiện thường gặp như sốt cao từ 39-40 độ C, đổ mồ hôi, chảy nước mũi, đau rát, sưng họng, nuốt vướng, khàn tiếng, thở gấp, co rút lồng ngực… Với các trẻ nhỏ còn kèm theo tình trạng nôn trớ, bỏ bú, quấy khóc, khó ngủ,…
Trường hợp trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn và virus sởi nguy hiểm đến tính mạng còn xuất hiện các biểu hiện như hạch bạch huyết xuất hiện ở vùng dưới hàm, amidan sưng to, đỏ chèn ép hầu họng gây đau và khó nuốt, đau đầu, nôn ói, li bì. Khi này cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến điều trị đếm các cơ sở y tế chuyên khoa bởi bệnh có diễn tiến rất nhanh và nguy hiểm.
Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh chóng đơn giản tại nhà
Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh lý nên các phương pháp hạ sốt chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa sớm các biến chứng xảy ra. Do đó các mẹo hạ sốt dưới đây mẹ nên áp dụng sớm và cách chữa trị tốt nhất là cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
10 cách hạ sốt dưới đây mẹ có thể vận dụng giúp hạ sốt cho trẻ tại nhà:
1. Dùng nước ấm để lau người cho trẻ
Khi bị viêm họng, thân nhiệt của trẻ tăng cao, có khả năng lên đến 39-40 độ C. Dùng khăn nhúng nước ấm để lau người cho trẻ là cách hạ sốt đơn giản nhưng hiệu quả hàng đầu mà mẹ nên áp dụng liên tục. Nước ấm có thể cho thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà để mang lại kết quả tốt hơn.
Cách 1:
- Dùng một chậu nhỏ nước ấm và 5 chiếc khăn nhỏ, nhỏ thêm tinh dầu, khuấy đều.
- Cho khăn ấm vào chậu, vắt ẩm rồi đặt vào 4 vị trí trên cơ thể bé gồm 2 bên bẹn và 2 bên nách, 1 chiếc dùng để lau khắp người cho trẻ đến khi thấy dấu hiệu sốt của trẻ đã thuyên giảm (thông thường từ 30-45 phút).
Cách 2:
- Pha nước ấm vào một chậu lớn, cho trẻ ngồi vào.
- Dùng khăn lau khắp người bé, đặc biệt là tại 2 nách và 2 bẹn từ 10-15 phút.
- Lau khô cơ thể bé và mặc quần áo thông thoáng, mỏng và rộng rãi, cho bé nghỉ ngơi ở nơi khô thoáng, kín gió.
2. Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng chườm khăn ấm
Chườm khăn ấm là phương pháp dùng nhiệt để kích thích lưu thông máu, giãn nở lỗ chân lông từ đó làm mát cơ thể. Mẹ cũng có thể pha thêm giấm táo (theo tỉ lệ giấm: nước là 1:2). Cách làm này mẹ cũng lưu ý là đặt bé tại nơi thông thoáng, tránh gió lùa để không làm hơi lạnh khiến trẻ bệnh nặng hơn.
Cách làm như sau:
- Cho nước ấm vào chậu, có thể thêm giấm.
- Dùng 3 chiếc khăn, ngâm vào chậu nước rồi vắt ráo.
- Đặt khăn lên lòng bàn chân, trán và bụng của trẻ.
- Sau 3-5 phút thì giặt lại khăn để giữ ấm.
3. Luôn giữ ấm cổ họng giúp trẻ hạ sốt
Thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus tấn công đường hô hấp của trẻ. Do đó để hạ sốt và ngăn ngừa biến chứng, cha mẹ hãy lưu ý luôn giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ họng cho trẻ kể cả khi nằm điều hòa, đặc biệt là khi đi ra bên ngoài. Bằng cách quàng khăn, mặc áo khoác xức dầu gió thường xuyên cũng giúp họng trẻ bớt sưng đau.
4. Dùng tinh dầu có tính nóng là cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Trong các loại tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu tràm trà, tinh dầu cúc la mã,… có chứa chất rubefacients có tính nóng, cay nhẹ có tác dụng giữ ấm, kích thích lưu thông máu, tản nhiệt qua bề mặt da từ đó hạ sốt hiệu quả. Mẹ hãy pha tinh dầu vào cùng với nước ấm để tắm cho trẻ hoặc dùng để xoa vào cổ, lòng bàn chân rồi đi tất ấm, xoa sau lưng, nhỏ vào khăn ấm để quàng cổ,… giúp làm ấm cơ thể và hạ sốt nhanh hơn.
5. Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt
Vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh khiến bệnh nặng thêm, nhiều mẹ khi thấy trẻ sốt cao lại càng lo lắng và mặc cho trẻ quá nhiều quần áo. Điều này khiến trẻ bức bối khó chịu, mồ hôi không thoát được khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng hơn.
Để không gặp phải sai lầm này dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho bé yêu, khi trẻ bị viêm họng cấp gây sốt cao, mẹ hãy chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Chăn đắp cũng nên chọn loại mỏng sẽ giúp bé dễ chịu và nhanh hạ sốt hơn. Dùng 2-3 giọt tinh dầu nhỏ vào khăn giúp tăng khả năng giữ ấm. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá chủ quan mặc đồ quá ít cho trẻ bởi trẻ vẫn có thể nhiễm lạnh trở lại mẹ nhé.
6. Dùng rau diếp cá và lá nhọ nồi
Một số loại thảo dược vườn nhà có tác dụng vô cùng công hiệu trong việc hạ sốt cho trẻ khi bị viêm họng. Cụ thể, rau diếp cá và lá nhọ nồi được đánh giá là lành tính, an toàn với trẻ nhỏ và mang lại hiệu quả rất tốt. Để sử dụng hai loại lá này, bạn thực hiện như sau:
- Xay 20-40g lá diếp cá tươi sau khi đã rửa sạch vào máy xay sinh tố cùng một ít nước ấm và vài hạt muối. Mẹ cũng có thể thêm chút đường để cho trẻ dễ uống hơn, uống trong 2-3 ngày cơ thể trẻ sẽ hạ sốt.
- Lá diếp cá mẹ cũng có thể đun cùng với nước cháo và thêm ít đường phèn cho trẻ uống giúp bổ sung năng lượng và làm mát cơ thể.
- Với lá nhọ nồi, mẹ hãy rửa sạch, xay cùng ít muối, đường và thêm chút nước ấm, cho trẻ uống 50ml mỗi lần, từ 2-3 lần/ngày. Phần bã dùng để đắp vào các vùng như gan bàn chân, nách, bẹn và trên trán để hạ sốt.
7. Bổ sung vitamin C và dùng chanh để hạ sốt cho trẻ nhỏ
Các loại quả giàu vitamin C như họ nhà cam quýt, dâu tây, kiwi và các loại rau củ như bông cải xanh, rau chân vịt, cải thìa,… có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Khi trẻ bị sốt do viêm họng, mẹ nên cho bé uống để giúp cơ thể tăng khả năng phòng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Đặc biệt mẹ còn có thể áp dụng cách cắt chanh thành các lát mỏng, đắp lên các vùng như dọc sống lưng, trán, khuỷu tay, chân. Mẹo nhỏ này có tác dụng rất hiệu quả trong việc hạ sốt cho bé tại nhà.
8. Cho trẻ uống nhiều nước
Cơ thể trẻ bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi, nước uống sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất này và điều hòa thân nhiệt rất tốt. Do đó mà khi trẻ bị viêm họng cấp gây sốt cao, mẹ cần cho trẻ uống nước nhiều, có thể pha dung dịch oresol giúp cân bằng điện giải và bù nước nhanh chóng.
9. Bổ sung canxi là cách hạ sốt hiệu quả
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi và vitamin D có tác dụng giúp thúc đẩy cơ chế chống nhiễm trùng của cơ thể, nhờ đó giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và hạ sốt nhanh chóng. Do đó cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng mà mẹ nên áp dụng đó là bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong chế độ ăn của trẻ như các loại rong biển, sữa, trứng, cải bó xôi, đậu hà lan, rau bina, hạt mè,…
10. Dùng thuốc hạ sốt
Cách làm này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi tuy rằng đem lại hiệu quả cao nhưng lại ngăn chặn cơ hội tự nâng cao cơ chế miễn dịch của cơ thể. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol dạng siro cho trẻ nhỏ hoặc viên nhét hậu môn. Thuốc có khả năng hạ sốt sau 30 phút và ít gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi dùng cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
- Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ sau mỗi 4 giờ.
- Cho bé uống nhiều nước và chú ý chế độ dinh dưỡng, đầy đủ 4 nhóm chất, dạng lỏng dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt bởi có khả năng gây nên biến chứng tổn thương não ở trẻ nhỏ.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.
- …
Trẻ bị ốm sốt rất thường gặp bởi cơ thể trẻ chưa hoàn thiện cơ chế miễn dịch, sức đề kháng còn non yếu. Mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhưng hãy luôn ưu tiên cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế để ngăn ngừa biến chứng nhanh và nguy hiểm ở trẻ nhé.