Hiện tượng rụng tóc vành khăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà những mẹ đang nuôi con nhỏ cần hết sức lưu ý. Vậy rụng tóc vành khăn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến rụng tóc vành khăn? Bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng trẻ bị rụng tóc vành khăn và những cách điều trị rụng tóc vành khăn cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng theo dõi xem đó là những cách nào ngay dưới bài viết này nhé.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Rụng tóc vành khăn là gì?
Rụng tóc vành khăn là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, lúc này tóc của trẻ có xu hướng rụng nhiều ở phần sau gáy và tạo thành một hình tròn quanh đầu như hình vành vũ. Đối với nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc con nhỏ sẽ rất khó để nhận biết căn bệnh này và xem đó như là một triệu chứng bình thường. Tuy nhiên nếu rụng tóc vành khăn nhiều, trẻ hay quấy khóc và ra nhiều mồ hôi trộm chính là biểu hiện của việc thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi và chứng còi xương ở trẻ. Vì vậy chúng ta cần quan sát kỹ và kịp thời phát hiện ra bệnh lý này để có biện pháp điều trị kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho bé.
Nguyên nhân làm rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này đó là thiếu vitamin D gây nên bệnh còi xương và khiến tóc rụng nhanh hơn. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác cũng gây nên rụng tóc vành khăn ở trẻ rất phổ biến như:
1. Nằm nhiều và cơ địa tóc mỏng
Trên thực tế bố mẹ vẫn hay có thói quen để trẻ nằm ngửa, vùng đầu sau tiếp xúc với mặt gối và trẻ nằm im tư thế đó trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc khó mọc hơn bình thường. Đặc biệt đối với những em bé sơ sinh có tóc mỏng, sợi tóc yếu, mỏng tóc sẽ rất dễ bị rụng và xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn hơn so với những đứa trẻ có tóc dày và khỏe khác.
2. Thói quen cầm, giật tóc
Một số trẻ sơ sinh thường có thói quen dùng tay cấu lên tóc và giật tóc khiến tóc bị rụng và gây ra rụng tóc vành khăn. Mẹ cần mang bao tay cho bé để tránh tình trạng cào, cấu và giật tóc gây ra mất tóc trên đầu.
3. Do bệnh về da đầu
Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh về da đầu, tiêu biểu đó là nấm da đầu. Bệnh lý này sẽ khiến tóc của bé bị rụng và lộ da đầu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
4. Tác dụng phụ của thuốc tây
Một nguyên nhân nữa gây ra rụng tóc vành khăn ở trẻ đó là khi trẻ sử dụng những loại thuốc kháng sinh, thuốc tây điều trị bệnh thì trong một số trường hợp sẽ gây ra tác dụng phụ, tác động lên cơ thể và gây ra rụng tóc, tóc rụng theo vùng hoặc theo vành mà chúng ta thường gọi đó là rụng tóc vành khăn.
Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh như thiếu hụt chất dinh dưỡng, đổ mồ hôi trộm, mồ hôi muối, … Vì vậy các bậc làm cha mẹ nên nhận biết sớm những dấu hiệu của rụng tóc vành khăn và tìm ra nguyên nhân chính để tìm đến những biện pháp chữa trị phù hợp giúp điều trị nhanh chóng, dứt điểm tình trạng rụng tóc vành khăn này. Nếu tóc rụng nhiều và kéo theo nhiều biểu hiện khác như quấy khóc, đổ mồ hôi, táo bón,… mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé.
Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Hiện nay hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý rất dễ gặp. Tùy thuộc vào những nguyên nhân khác nhau mà chúng ta sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị rụng tóc vành khăn hiệu quả cho trẻ được nhiều người áp dụng và mang đến hiệu quả tốt như:
1. Thay đổi tư thế nằm của bé
Tư thế nằm ngửa lâu ngày của bé sẽ khiến tóc dễ bị rụng và hình thành nên bệnh lý rụng tóc vành khăn. Do đó mẹ nên thay đổi tư thế nằm, linh hoạt giữa các tư thế để bé được thoải mái và giảm rụng tóc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho đầu bé được tròn và không bị xẹp gây ảnh hưởng xấu sau này. Tuy nhiên mẹ lưu ý là không nên cho bé nằm úp sau khi uống sữa để tránh bị nôn trớ và khó thở cho bé nhé.
2. Tạo môi trường thoáng mát cho bé
Khi bé bị rụng tóc vành khăn chúng ta không nên cho bé chơi, nằm ở những nơi có nhiệt độ cao khiến bé dễ dàng ra mồ hôi. Đặc biệt không nên đội mũ nhiều cho bé, nhất là những chiếc mũ có kích thước khá chật so với đầu bé tránh tình trạng cọ xát gây rụng tóc và bé ra mồ hôi đầu nhiều gây nấm da đầu và tóc rụng.
3. Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, chất lượng và an toàn nhất cho bé sơ sinh. Chính vì vậy mà những em bé được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu luôn có thể trạng khỏe mạnh và có sức đề kháng cao hơn so với những bé dùng sữa công thức. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bé không thiếu hụt dưỡng chất và không bị rụng tóc vành khăn.
4. Bổ sung thêm nhiều vitamin D
Nếu nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là thiếu vitamin D và khoáng chất thiết yếu thì chúng ta nên bổ sung vitamin cho bé theo từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tóc nhanh chóng mọc trở lại. Đặc biệt cần cung cấp hàm lượng vitamin D bằng các cách sau:
- Tắm nắng cho bé mỗi ngày khoảng 10 phút dưới ánh nắng mặt trời trước 8 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp tiền vitamin D rất tốt, giúp bé không bị còi xương và phát triển chiều cao. Không nên tắm nắng cho bé sau 9 giờ vì lúc này đã xuất hiện tia UV gây hại cho da và sức khỏe của bé.
- Bổ sung vitamin D bằng đường uống, cho bé uống hằng ngày theo liều lượng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo luôn cung cấp đủ vitamin D cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
5. Bổ sung sắt cho bé đúng cách
Một nguyên nhân gây nên rụng tóc ở trẻ được xác định là do thiếu sắt. Lúc này mẹ nên bổ sung sắt cho bé bằng đường uống như sắt dạng lỏng và bản thân mẹ cũng nên ăn nhiều đồ ăn chứa sắt như sò, thịt bò, các loại hạt, rau xanh, … để đảm bảo đủ sắt và cung cấp lượng sữa giàu dưỡng chất sắt cho bé khi bé bú mẹ. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể cho bé ăn cháo và ăn những thực phẩm có chứa nhiều sắt trực tiếp khi trẻ có thể ăn được.
6. Điều trị bệnh lý về da đầu
Trẻ sơ sinh nếu gặp bất kỳ các hiện tượng bệnh lý về da đầu nào cũng cần được điều trị và giải quyết dứt điểm ngay lập tức. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên các hiện tượng xấu như rụng tóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ nên sử dụng những loại thuốc bôi trị nấm, thuốc uống, … theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng lá thuốc thiên nhiên để tắm và gội đầu cho trẻ khi các triệu chứng bệnh mới bắt đầu khởi phát.
7. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Không những trẻ sơ sinh mà kể cả người trưởng thành khi bị thiếu hụt dưỡng chất, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đều sẽ dẫn đến các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như vàng da, yếu tóc, móng, rụng tóc, còi xương, loãng xương, … Chính vì vậy chúng ta cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé nhất là trong giai đoạn đầu đời để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh, không bị rụng tóc và tóc nhanh chóng mọc trở lại bình thường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khi áp dụng các biện pháp này tóc vẫn rụng và những triệu chứng không thuyên giảm. Nếu gặp tình trạng rụng tóc nhiều, tóc không mọc trở lại và bệnh trở nặng hơn thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở, trung tâm y tế hoặc bệnh viện da liễu để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, dứt điểm tránh tình trạng mất tóc sau này.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lý trẻ bị rụng tóc vành khăn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích trong nuôi dạy và chăm sóc trẻ sơ sinh, có thêm biện pháp điều trị rụng tóc vành khăn cho bé con nhà mình. Chúc các bạn sức khỏe, may mắn và thành công.