Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên sau một thời gian, có nhiều mẹ mất sữa khiến tâm trạng luôn hoang mang lo lắng. Mẹ đã thử nhiều phương pháp gọi sữa nhưng không thành công? Bài viết “Mách bạn cách lấy lại sữa mẹ đã mất nhanh chóng đơn giản” sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thoát khỏi tình trạng này.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân mất sữa là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa ở những mẹ mới sinh. Thậm chí những mẹ đã và đang cho con bú thời gian dài vẫn có thể xảy ra tình trạng này. Vậy những lý do nào khiến nguồn thức ăn của trẻ đột nhiên “biến mất”.
-
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Phụ nữ sau sinh cần chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau kỳ sinh nở. Đồng thời tạo ra nguồn sữa đủ chất dinh dưỡng để con được phát triển khỏe mạnh. Ăn để “vừa nuôi mẹ vừa nuôi con” chính là điều người mẹ luôn phải chú ý để cả 2 đều khỏe mạnh.
Nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nguồn sữa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sữa sẽ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, cơ thể cũng không đủ năng lượng để sản sinh ra lượng sữa dồi dào.
Đồ ăn nhanh chứa quá nhiều dầu mỡ cũng làm tình trạng mất sữa trở nên trầm trọng.
Sử dụng những thực phẩm chứa các chất ức chế sự tiết sữa khiến hormone Prolactin giảm hoạt động, sữa có thể giảm dần hoặc mất đột ngột. Nhiều mẹ cũng vì sợ tăng cân mà ăn uống kiêng khem khiến lượng sữa không đủ cho nhu cầu của con. Đồ ăn nhanh chứa quá nhiều dầu mỡ cũng làm tình trạng mất sữa trở nên trầm trọng.
-
Trầm cảm sau sinh
Ngoài chế độ dinh dưỡng không hợp lý, stress hay căng thẳng mệt mỏi, thiếu ngủ cũng là lý do khiến nguồn sữa. “Trầm cảm sau sinh” chính là cụm từ gây ám ảnh nhất đối với cả mẹ và bé.
Hiện tượng trầm cảm sau sinh xảy ra bở thói quen sinh hoạt của mẹ bị thay đổi khi có con, suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Bên cạnh đó, không được quan tâm chăm sóc hay chia sẻ cũng khiến mẹ stress mệt mỏi. Thức đêm trông con, thiếu ngủ trầm trọng khiến hormone kích hoạt sản xuất sữa suy giảm, lượng sữa cũng không được dồi dào.
-
Tư thế cho con bú hay vắt sữa không đúng cách
Với những mẹ lần đầu có con thường thiếu kinh nghiệm trong việc cho con bú dẫn đến thời gian bú không hợp ;ý, nằm sai tư thế bú. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiết sữa. Vắt sữa không đúng cách, không khoa học khiến khả năng tiết sữa bị rối loạn. Gây nên hiện tượng giảm hoặc mất hẳn sữa. Lúc này cách lấy lại sữa mẹ đã mất trở nên vô cùng khó khăn.
Cơ chế của việc tiết sữa là sữa sẽ được sản xuất theo nhu cầu của con. Nghĩa là bé cần nhiều cơ thể sẻ tự động tiết ra nhiều. Vậy dựa vào đâu mà cơ thể người mẹ biết được điều này? Chính là nhờ thời gian con bú hoặc thời gian vắt sữa. Trẻ bú càng lâu biểu hiện việc cần sữa càng nhiều. Thời gian bé bú hoặc hút sữa mỗi lần nên dài khoảng 30 đến 35 phút.
-
Các bệnh liên quan đến tuyến vú cũng là nguyên nhân mất sữa
Nang sữa và ống dẫn sữa là nơi sản xuất và vận chuyển dòng sữa đến cơ thể bé. Nếu tuyến vú có những vấn đề bất thường, lượng sữa tiết ra sẽ bị ảnh hưởng. Các vấn đề đấy có thể là áp xe, viêm ống dẫn sữa, phẫu thuật sau sinh hay phẫu thuật nâng ngực trước khi sinh.
Các khối viêm sẽ đè vào ống dẫn sữa, gây tắc và hình thành ổ viêm nặng biến chứng thành áp xe. Không những gây ra tình trạng mất sữa nghiêm trọng, mẹ còn phải chịu những đau đớn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Phẫu thuật nâng ngực trước sinh có thể gây ảnh hưởng đến vị trí các ống dẫn sữa. Tệ hơn là gây tắc hoàn toàn khiến sữa tiết ra không thể đi đến đầu ngực.
Xem thêm: Sữa Meiji thanh có thực sự tốt cho bé không? Gía bao nhiêu?
-
Không uống đủ nước
Nước là thành phần cấu tạo chính của sữa mẹ. Uống đủ nước là điều kiện tiên quyết để cơ thể tiết ra nguồn sữa dồi dào. Lượng nước cần thiết để duy trì hoạt động của mẹ và đủ lượng sữa cho con vào khoảng 3-4 lít mỗi ngày. Mẹ có thể uống nước lọc ấm, nước canh, súp hay nước hoa quả ít đường.
-
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh
Trong kháng sinh chứa một số chất gây ức chế sản xuất sửa bởi chúng làm giảm nồng độ hormone prolactin cũng như oxytocin. Đây là 2 hormon chính liên quan đến quá trình tiết sữa ở mẹ.
Nếu mắc những bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này giúp chọn được loại thuốc phù hợp, ít ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguồn sữa của mẹ.
Đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ. Để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con, mẹ nên có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ nghỉ ngơi phục hồi hợp lý.
Cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản tại nhà
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất sữa thì cách lấy lại sữa mẹ đã mất chính là băn khoăn lớn nhất lúc này. Có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng mất sữa, nhưng phương pháp nào mới thật sự mang lại hiệu quả cao. Đâu mới là phương pháp phù hợp với cơ thể mẹ.
2.1 Chữa mất sữa bằng cách kích sữa
Kích sữa là phương pháp “gọi sữa” trở lại được nhiều mẹ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Cách lấy lại sữa mẹ đã mất này có thể thực hiện tại nhà rất đơn giản bằng 2 cách.
Cách 1: Cho con bú đúng cách
Những mẹ đang mất sữa cho con bú trực tiếp thường rơi vào một vòng luẩn quẩn khiến lượng sữa giảm thê thảm. Sữa ít đi khiến trẻ bú không đủ no, trẻ sẽ cáu gắt và chán không chịu bú nữa. Điều này khiến cơ thể hiểu rằng lưỡng sữa tiết ra đã đủ cho nhu cầu của trẻ, sẽ không tiết ra thêm sữa.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần kéo dài thời gian cũng như số lượng mỗi lần bú. Tùy theo nhu cầu của trẻ, mỗi ngày có thể bú từ 4 đến 8 lần. Mẹ cần chú ý cho bé bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang bên kia. Lượng sữa trong bầu sữa không được rút kiệt, cơ thể sẽ nhầm tưởng nhu cầu của bé đã đủ, từ đấy sẽ làm giảm tiết sữa ở những lần sau. Thời gian hợp lý cho mỗi bên bú là 15 phút. Mỗi cữ bú cần kéo dài 30 phút.
Trong khi cho bé bú, mẹ cần chú ý tư thế cũng như cách con ngậm núm ti để quá trình này diễn ra hiệu quả. Mẹ sẽ không thấy đau mỏi, con không thấy chán và nhè ti nghĩa là bạn đang từng bước thành công trong khi tìm cách lấy lại sữa mẹ đã mất.
Tham khảo: Top 6 miếng lót thấm sữa được các mẹ bỉm sữa tin dùng nhất
Cách 2: Sử dụng máy hút sữa để kích lại sữa
Đối với những mẹ bận đi làm hoặc trẻ không chịu bú mẹ, có thể sử dụng phương pháp kích sữa bằng máy hút sữa. Đây là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng khi trẻ không hợp tác trong việc bú trực tiếp hoặc những mẹ không thể cho con bú.
Thời gian đầu tiên, mẹ cần hút sữa theo định kỳ 3 giờ/lần (gọi là L3), có thể bỏ 1 hoặc 2 cữ đêm để đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ. Mỗi lần hút sữa cần có thời gian tương đương với thời gian trẻ bú mẹ – 30 phút. Dần dần, lúc lượng sữa đã ổn định, thời gian này có thể giãn ra theo nhu cầu của con. L3, L4 giúp mẹ kích sữa hiệu quả; L5, L6 giúp duy trì lượng sữa ổn định.
Mẹ cần chú ý chọn máy hút sữa có thương hiệu uy tín sẽ không gây ảnh hưởng cho cơ thể. Trước mỗi lần hút sữa, nên vệ sinh bầu ngực để đảm bảo vệ sinh. Sau khi hút sữa, vệ sinh và tiệt trùng bộ dụng cụ hút sữa.
2.2 Chữa mất sữa bằng mẹo dân gian chữa mất sữa
Bên cạnh phương pháp hút sữa thì có rất nhiều mẹo dân gian được tin dùng làm cách lấy lại sữa mẹ đã mất. Các phương pháp này sử dụng những thực phẩm kích sữa hoặc các loại lá có tác dụng lợi sữa như:
- Uống nước lá chè vằng: Sử dụng 20g lá khô sắc với 2 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày. Trong chè vằng chứa glycosid có vị đắng nhẹ, giúp quá trình tiết sữa diễn ra hiệu quả. Đồng thời, uống nước lá chè vằng còn giúp mẹ giải độc cơ thể, kích thích ăn ngon và ngủ ngon.
- Lá đinh lăng: Lá đinh lăng là cách lấy lại sữa mẹ đã mất được nhiều mẹ áp dụng thành công, Trong lá đinh lăng chứa Saponin, nhiều loại axit amin và nhóm vitamin B cần thiết kích thích sản sinh hormon prolactin kích thích sữa về nhiều. Mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn với thịt, cá, gà,… để bổ sung thêm dinh dưỡng.
- Uống nước lá cỏ sữa: Trong cây cỏ sữa chứa cosmosiin, taraxerol, tirucallol, myricyl alcohol… Có tác dụng làm thông tia sữa, gọi sữa về nhanh chóng cho những mẹ đang gặp phải tình trạng mất sữa. Về cách lấy lại sữa mẹ đã mất bằng cây cỏ sữa, mẹ sử dụng 100g cỏ sữa sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn lại 100ml. Sau đó pha loãng dung dịch dùng uống trong ngày.
Khi sử dụng các loại thảo dược làm cách lấy lại sữa mẹ đã mất, cần sử dụng với liều lượng vừa phải. Khi thấy bất cứ triệu chứng gì bất thường, cần ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Top 6 váng sữa tốt cho bé được các mẹ tin dùng nhất hiện nay
2.3 Chữa mất sữa bằng các món ăn
Một số loại thực phẩm có khả năng thần kỳ trong việc gọi sữa về như móng giò, canh rau đay, rau khoai lang, đu đủ hầm, quả sung, hạt bí, yến mạch, rau má,… Sử dụng các loại thực phẩm này kết hợp trong bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện lượng sữa hiệu quả. Một số món ăn là cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản dễ ăn như:
- Chân giò hầm đu đủ: Chọn 300g chân giò và 300g đu đủ sơ chế sạch. Nấu chân giò đến khi mềm sau đó cho đu đủ vào tiếp tục ninh. 1 tuần sử dụng 3 lần để mang lại hiệu quả tốt. Chân giò hầm đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ cung xnhuw các khoáng chất cần thiết bổ sung vào sữa cho trẻ.
- Cháo yến mạch: Sử dụng 75g yến mạch đã cán nhỏ nấu thành cháo và sử dụng cho bữa sáng. Có thể sử dụng yến mạch ăn cùng hoa quả, sữa chua để tăng hiệu quả kích sữa.
- Cháo bí đỏ: Với thành phần chứa nhiều vitamin A, B, C, E và tinh bột, protein. Cháo bí đỏ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào phục hồi sức khỏe cho mẹ cũng như kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cần tránh các thực phẩm dễ gây mất sữa như: lá lốt, bắp cải, măng, dưa cà muối,…
2.4 Chữa mất sữa bằng cách giữ tinh thần lạc quan và thoải mái, tránh mệt mỏi lo âu
Khi mẹ bị căng thẳng, lo âu, thiếu ngủ cơ thể sẽ ức chế các hormon tiết sữa gây ra hiện tượng mất sữa. Cụ thể là hormon Prolactin giúp sản xuất sữa và hormon Oxytocin giúp giải phóng sữa không còn được sản xuất đủ, sữa sẽ từ từ giảm và mất hẳn.
Sau sinh tâm lý của mẹ thay đổi rất nhiều. Cùng với việc mất ngủ, chế độ dinh dưỡng khộp hợp lý, chăm bé vất vả khiến mẹ mệt mỏi, dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Tâm trạng thoải mái lạc quan không những giúp mẹ nhanh bình phục sau khi sinh mà còn giúp sữa về nhiều hơn.
Mẹ cần cố gắng vượt qua những suy nghĩ bi quan, tập trung tinh thần và năng lượng để phục hồi cơ thể cung như chăm sóc em bé. Bên cạnh đó, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình trong thời kỳ này để giảm sự mệt mỏi căng thẳng. Đảm bảo thời gian ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể nhanh hồi phục và lượng sữa được tiết đều theo nhu cầu của trẻ.
Những cách lấy lại sữa mẹ đã mất trên đây mẹ có thể thực hiện đơn giản tại nhà để gọi sữa về nhanh chóng. Mẹ có thể kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả, tăng cường lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Đừng để mất sữa trở thành nỗi ám ảnh thường trực khiến mẹ thêm căng thẳng stress. Những chia sẻ trên đây hy vọng có thể mang lại cho mẹ những thông tin hữu ích khi muốn tìm cách lấy lại sữa mẹ cho thiên thần của mình.
Có thể bạn quan tâm: Váng sữa Burine có tốt không? Có giúp bé tăng cân hay không?