Theo như dân gian từ xa xưa, phụ nữ sau sinh cần kiêng khem rất nhiều thực phẩm như thịt bò, tôm, tép vì sợ để lại sẹo lồi, gây ngứa… Nhưng nếu biết cách chế biến thì những tác dụng phụ này sẽ không còn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Bà đẻ ăn tôm được không, có tốt không?”
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Bà đẻ ăn tôm được không?
Tôm là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng vitamin B12, Protein rất lớn giúp giảm nguy cơ đột quỵ và phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể như canxi, sắt hình thành trong mô xương, giúp hệ xương chắc khỏe cùng với chất béo Omega 3 giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể người.
Theo các quan niệm dân gian, bà đẻ sau sinh không được ăn tôm, đồ hải sản sẽ dễ gây cảm lạnh và đau bụng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu chính xác chứng minh rằng sau sinh không được ăn tôm.
Dinh dưỡng trong tôm đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Hàm lượng Protein dồi dào giúp các bà mẹ nhanh lành vết thương, hồi phục cơ thể. Bên cạnh đó, tôm còn chứa lượng canxi dồi dào sẽ được cung cấp qua con theo đường sữa mẹ. Thúc đẩy quá trình phát triển hệ xương của trẻ, tăng sức đề kháng và giúp bé ngủ ngon hơn. Chính vì những lợi ích đó mà các mẹ nên bổ sung tôm trong thực đơn hàng ngày.
Lợi ích dinh dưỡng từ tôm đến bà đẻ
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến tại Việt Nam. Khá nhiều người lo lắng bà đẻ ăn tôm sẽ bị dị ứng, nhưng thực tế không phải vậy. Trong thời gian ở cữ, các bà đẻ có thể thoải mái ăn tôm vì chúng có quá nhiều giá trị dinh dưỡng cho bà đẻ.
Bà đẻ ăn tôm để tăng Protein
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, 100 gam tôm có đến 18,4 gam Protein, là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, bà để hoàn toàn có thể ăn tôm để bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Bổ sung vitamin B12 cho bà đẻ
Một giá trị nữa mà tôm mang đến cho bà đẻ là lượng vitamin B12 dồi dào có trong tôm. Loại vitamin này rất quan trọng, giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng được diễn ra linh hoạt và nhanh chóng hơn. Đồng thời vitamin B12 còn giúp cho quá trình tổng hợp Protein diễn ra nhanh, khiến cho mẹ không bị mệt mỏi hay ốm yếu.
Ăn tôm giúp bổ sung Omega 3
Omega 3 trong tôm khi chuyển hóa vào cơ thể giúp mẹ bổ sung thêm lượng chất cho trẻ, giúp não bộ của trẻ được phát triển. Bà đẻ ăn tôm giúp con thông minh và phát triển não bộ. Đồng thời, Omega 3 giúp mẹ giảm mệt mỏi và trầm cảm sau sinh.
Cung cấp canxi cho bà đẻ
Tôm chứa lượng lớn canxi, trong đó canxi giúp các mẹ giảm đau lưng, mỏi khớp. Vì tôm có chứa rất nhiều canxi nên mẹ hãy lưu ý bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày nhé.
Tôm chứa nhiều selen dồi dào
Lượng Selen trong tôm giúp loại bỏ độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vì thế, mẹ nào ngại ăn tôm bị dị ứng thì đừng lo lắng, vì tôm thực sự rất hữu ích. Ăn tôm giúp các mẹ bỉm sữa được khỏe mạnh, không mệt mỏi và tinh thần được thoải mái hơn.
Lưu ý về việc bà đẻ ăn tôm
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại hải sản khá, tôm cũng hoàn toàn có thể gây kích ứng cho các mẹ sau sinh. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để khi ăn tôm thì vừa ngon miệng, vừa ăn toàn cho cả mẹ và bé.
- Không nên ăn tôm khi mẹ vừa mới sinh con xong. Chỉ mẹ nào sinh con được 6 tháng thì mới ăn tôm để tránh hàn
- Không ăn gỏi tôm hay tôm sống, chỉ ăn tôm chín , được nấu kỹ và chế biến cẩn thận
- Khi ăn tôm, các mẹ nên thêm một chút gừng để giảm bớt tính hàn của tôm và giúp cs mẹ tiêu hóa được tốt hơn
- Các mẹ chú ý tôm mua về phải là tôm tươi, được rửa sạch sẽ thì mới có thể sử dụng
- Các mẹ không nên ăn tôm nhiều ngay từ ban đầu mà nên ăn một chút một, nếu mẹ phát hiện bị dị ứng thì nên dừng ngay không ăn nữa.
- Mẹ nào bị ho thì không ăn tôm vì tôm khiến cho bệnh nặng hơn, do râu tôm khiến ngứa ở vùng cổ
- Tôm cần tránh nấu với những hoa quả chứa vitamin C vì có thể khiến ngộ độc, gây hại cho cả mẹ lẫn con
- Mẹ đẻ có thể ăn tôm được chế biến thành các món như tôm hấp, tôm luộc là tốt nhất
- Không ăn tôm chế biến với nhiều dầu mỡ như rán hay chiên, nướng,…
- Các mẹ chỉ nên ăn tôm có mức độ, khoảng 2-3 lần mỗi tuần, không ăn tôm quá nhiều vì không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Các loại tôm nên dùng như tôm to, tôm nhỏ, tôm hùm,…các mẹ đều ăn được không cần kiêng cữ
- Mẹ nào hay lạnh bụng thì không ăn tôm vì sẽ khiến mệt mỏi và táo bón
- Các mẹ sinh thường hoặc sinh mổ đều được ăn tôm sau 6 tháng sau sinh, không phải kiêng khem quá nhiều.
Bài viết trên đã giải đáp phần nào thắc mắc về vấn đề “Bà đẻ có ăn được tôm không, có tốt không?”. Hy vọng qua bài viết Kinhnghiembimsua.com chia sẻ, các mẹ sẽ hiểu thêm về dinh dưỡng và lợi ích của tôm.