Cai sữa là một quá trình dài, đòi hỏi người mẹ phải thật kiên nhẫn cùng với sự khéo léo. Nếu mẹ cai sữa đúng lúc có khả năng giúp bé có nguồn gốc tự lập trong ăn uống và dẫn trưởng thành hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ vấn đề cai sữa bao lâu thì hết sữa.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Cai sữa bao lâu thì hết sữa
Vấn đề cai sữa còn phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể mẹ, cách cai sữa và chính bản thân của đứa trẻ. Khi cai sữa mẹ nên bắt đầu từ từ thay vì đột ngột ngừng hẳn không cho trẻ bú nữa. Mẹ hãy bắt đầu từ những việc dễ nhất như rút ngắn thời gian và cường độ bú cho trẻ, sẽ giúp bé tránh khỏi tình trạng bất thường trong tâm lý của trẻ sau này.
Sau giai đoạn này, thi thoảng bầu ngực vẫn tiết sữa vì sữa vẫn chưa hết hoàn toàn. Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực vẫn đau, tức ngực, căng tức thì chứng tỏ sữa vẫn còn. Sau khi ngừng hẳn cho con bú, thường sẽ mất khoảng vài tuần hoặc một tháng mẹ mới thực sự hết hẳn sữa.
Bí quyết cai sữa cho bé hiệu quả
Các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo những cách dưới đây để cai sữa cho trẻ. Khi trẻ không ti sữa nữa, thì tuyến sữa của mẹ cũng dần dần ngừng tiết sữa.
2.1 Bôi dầu gió
Các mẹ có thể bôi xung quanh bầu ngực, đó là cách cai sữa cho con được nhiều mẹ áp dụng nhất. Khi con bú, con sẽ ngửi thấy mùi hắc và vị đắng của dầu gió sẽ không thích ti nữa. Ngoài ra, các mẹ có thể bôi thêm các loại thuốc khác như thuốc xanh, thuốc đỏ…
2.2 Sử dụng thuốc mắc cỡ
Là loại thuốc có màu đen, vị đắng được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi sử dụng, các mẹ nên nghiền và pha vào một ít nước để trở thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng thoa hỗn hợp vừa thu được xung quanh bầu ngực. Lúc bé đòi bú, mẹ cho bé bú nhưng trẻ sẽ không bú vì mùi và màu sắc gây khó chịu.
2.3 Cho bé ăn nhiều bữa ăn trong ngày
Các mẹ có thể áp dụng cách này đối với những bé hay thèm ti khi đã no. Tuy nhiên, với những bé không đòi ti mẹ khi no bụng cần có cách khác. Khi đó bố nên giúp mẹ cho bé ăn nhiều bữa trong ngày để giảm cảm giác thèm ăn và đòi ti.
2.4 Hóa trang bầu ngực để cai sữa
Các mẹ có thể tô son, vẽ hình lên bầu ngực thành những hình dáng đáng sợ, khi bé nhìn thấy sẽ không dám ti mẹ nữa. Cách này khá phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng thành công.
2.5 Uống thuốc tiêu sữa
Uống thuốc tiết sữa cũng làm tiêu sữa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tiêu sữa hoàn toàn có thể gây tác dụng phụ cho mẹ như: đau ngực, tụt huyết áp hoặc buồn nôn. Do đó, các mẹ nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng.
Cách làm mất sữa nhanh mẹ nên tham khảo
3.1 Giãn cách và giảm dần số lần bú
Một trong những cách phổ biến được nhiều chị em ưa chuộng nhất đó chính là giảm dần số lần cho con bú. Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ làm, an toàn và không hề gây đau đớn. Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Tuần đầu tiên: Mẹ cho bé bú sữa khoảng 5 phút và sau 2 – 3 giờ/lần
- Tuần thứ 2: Vẫn cho bé bú sữa trong vòng 5 phút, nhưng thời gian giãn cách là 4 – 5 giờ/lần
- Tuần thứ 3: Tiếp tục cho con bú với số lần vừa đủ nhưng không để quá lâu
3.2 Sử dụng thực phẩm thiên nhiên
Kinh nghiệm dân gian có lưu truyền rất nhiều các bài thuốc liên quan đến vấn đề sử dụng các thực phẩm làm mất sữa mẹ. Một trong những phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng là dùng lá bắp cải.
Cách thực hiện: Lá bắp cải đem rửa sạch sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút và đắp lá bắp cải lên ngực. Thực hiện đều đặn trong một vài ngày thì chị em sẽ thấy hiệu quả không ngờ.
3.3 Sử dụng vitamin B6
Khi vào cơ thể mẹ, vitamin B6 biến đổi thành một chất có tên là pyridoxan 5’- phosphat (PLP) một phần thành pyridoxamin 5’-phosphat (PMP). Theo các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, các hợp chất do vitamin B6 tạo ra có khả năng giúp ngăn chặn việc sản xuất prolactin trong cơ thể. Đây được coi là nơi trực tiếp sản xuất sữa mẹ trong cơ thể của nữ giới.
Do đó khi mẹ uống vitamin B6 sẽ là một trong những phương pháp ngăn ngừa tiết sữa vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, các bà mẹ trẻ cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ về liệu lượng và cách dùng sao cho đem lại hiệu quả nhất.
3.4 Sử dụng thuốc làm mất sữa
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mất sữa như bromocriptin, cabergolin và quinagolid, đều có tác dụng kháng dopamin và ức chế sản xuất prolactin.
Nếu các mẹ sử dụng các loại thuốc trên thì hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn, chỉ sau vài ngày tình trạng tiết sữa và đau ngực sẽ không còn. Chỉ cần mẹ sử dụng đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế thì đây được coi là phương pháp làm mất sữa nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng cách này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể người mẹ như tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, miếng đắng khô, đau bụng dưới…
Bài viết trên Kinhnghiembimsua.com đã giải đáp cho bạn thắc mắc cai sữa bao lâu thì hết sữa với các thông tin bổ ích. Hy vọng các mẹ áp dụng thành công với các cách trên.