Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ có thể gặp nhiều vấn đề trong việc ăn uống. Các hiện tượng này có thể diễn biến kéo dài hay thường xuyên tái phát. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân nặng cũng như sự phát triển của bé khiến các bậc phụ huynh lo lắng không nguôi. Chính vì vậy cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay.[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân bé sơ sinh bị tiêu chảy
Trước khi tìm hiểu cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh. Những yếu tố dẫn đến hiện tượng này là do:
Trẻ sinh mắc phải tình trạng nhiễm trùng đường ruột
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Nhiễm trùng đường ruột chủ yếu do virus rotavirus, vi khuẩn salmonella. Nhiều khi là vì các loại ký sinh trùng, điển hình như giardia. Do vậy, trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng, nước. Đồng thời có kèm theo các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, sốt,…
Dị ứng thực phẩm ăn uống
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị dị ứng protein thường có trong sữa công thức có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện còn non nớt nên rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng. Đồng thời nếu mẹ ăn nhiều đồ chiên, xào,…có thể khiến trẻ bú sữa mắc bệnh tiêu chảy.
Xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hoá
Do sự mất cân bằng vi sinh trong đường ruột đã dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. Khi các khuẩn có hại nhiều hơn lợi khuẩn, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện việc đi ngoài nhiều lần. Việc này chủ yếu là do sử dụng thuốc kháng sinh hay vệ sinh ăn uống không được đảm bảo. Nhiều trường hợp có thể từ các bệnh lý gây ra như viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa…
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Với những ai trưởng thành rồi hay trẻ đã lớn thì việc nhận biết bản thân bị tiêu chảy sẽ dễ dàng hơn. Thông thường chỉ cần đi ngoài lỏng từ ba lần trở lên là đã mắc bệnh. Tuy nhiên trẻ sơ sinh thì cha mẹ không thể lúc nào cũng áp dụng phương pháp nhận biết này.
Các bác sĩ khi nói về cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đã chỉ ra một số lưu ý giúp cha mẹ nhận biết các dấu hiệu của bệnh lý. Các bé thường chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn, không có sử dụng thêm bất kỳ loại thức ăn dinh dưỡng nào.
Nếu con đi ngoài từ 3 đến 5 lần trong ngày, phân lỏng, hoa cà, hoa cải,…nhưng không sốt, khóc quấy, ăn ngủ bình thường thì chỉ là hiện tượng sinh lý thường ngày. Nhưng trẻ đi ngoài từ 8 đến 10 lần. Đồng thời phân lỏng nước, có thể xuất hiện màu xanh, chất nhầy, máu,…quấy khóc, không chịu bú, sốt, nôn thì chứng tỏ đã bị tiêu chảy.
Với tình hình này nếu bé không được chữa trị kịp thời thì bệnh tình diễn biến rất nhanh. Nhất là vấn đề mất nước sẽ dẫn đến hiện tượng suy thận, suy hô hấp. Như vậy trẻ nhỏ có thể tử vong bất kỳ lúc nào, vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, kê đơn. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, men tiêu hoá để xử lý ở nhà.
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Các bậc phụ huynh nuôi con nhỏ cần trang bị cho mình các kiến thức xoay quanh cách trị tiêu chảy cho bé sơ sinh. Do đây là căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra nhiều tình huống bất ngờ với bé nên bạn cần tìm hiểu cách thức điều trị đúng đắn và hiệu quả. Đó là:
Tình trạng mất nước ở trẻ bị tiêu chảy cần phải được xử lý:
- Để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy gây ra, mẹ cần cho em bé bú sữa nhiều hơn. Điều này giúp bù vào lượng nước đã mất đi trước đó vì đi ngoài nhiều.
- Cho bé uống khoảng 50 đến 1000 ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài một cách nhanh chóng.
- Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho con bú và sau khi tay bỉm, tã để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Tình trạng của bệnh tiêu chảy có thể diễn biến rất nhanh. Do vậy cha mẹ cần quan sát nếu đã thực hiện những điều trên mà những triệu chứng vẫn trở nặng thì cần đưa đến bệnh viện sớm. Như vậy mới có thể tránh được hiện tượng mất nước trầm trọng hay suy thận, hệ hô hấp. Thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng trẻ nhỏ.
Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thường có số lần đi ngoài khác nhau. Điều này tùy thuộc vào chế độ ăn sữa của trẻ nhỏ. Các bé bú sữa mẹ thì tần suất sẽ khoảng 5 đến 6 lần trong ngày. Phân sẽ có hiện tượng mềm, màu vàng hoa cải cùng mùi chua.
Trường hợp uống sữa công thức thường bé sẽ đi ngoài từ 2 tới 3 lần trong ngày. Tình trạng phân thường xuất hiện màu xanh hay nâu vàng, nặng mùi và cứng. Tất cả đều có kèm theo hiện tượng bọt tăm sủi lên li ti kèm theo các chất nhầy. Ban đầu có thể là lợn cợn phân. Sau dần chuyển hẳn sang đi ngoài ra nước có sủi bọt khí lên.
Tình trạng này cha mẹ cần theo dõi và áp dụng đúng cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Bệnh tình sẽ gây mất nước nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con nhỏ. Chính vì vậy cha mẹ cần lưu ý và có kế hoạch đi viện nếu các triệu chứng nặng nề hơn. Như vậy mới có thể chữa trị kịp thời, không gây nguy hiểm tới tính mạng bé.
Thông thường trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý sẽ có những triệu chứng không rõ ràng. Thậm chí tình trạng bệnh lý còn diễn biến phức tạp và rất nhanh chóng. Đặc biệt là tiêu chảy. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ và bé rất quan trọng. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm trong cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Như vậy sẽ đảm bảo được sức khoẻ của con mình một cách tốt nhất.