Trẻ sơ sinh có ăn được mới ngủ ngon và phát triển tốt, đỡ quấy khóc. Tuy nhiên, liệu trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ lại là lo lắng của không ít bậc cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Trên thực tế, lượng ăn ở mỗi trẻ là không giống nhau, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy làm thế nào để biết trẻ đã bú đủ hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về lượng ăn của trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây bạn nhé
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ
Mỗi trẻ sơ sinh đều có những đặc điểm giống nhau nhưng về cơ bản trẻ mới sinh ra thường rất thích ngủ hơn là thích ăn. Lượng ăn của trẻ trong thời gian đầu thường rất ít, trung bình trong 24 giờ đầu sau sinh, trẻ chỉ bú chừng 8 – 12 lần với mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng. Lượng sữa cho trẻ trong ngày đầu được sinh ra mỗi lần chỉ chừng 20 – 30 ml, thậm chí còn ít hơn.
Bạn cũng có thể ước lượng được lượng sữa đủ cho trẻ sơ sinh dựa trên chỉ số cân nặng của trẻ, cụ thể như sau:
Tổng lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần bú trong 24 giờ = Cân nặng của trẻ sơ sinh x 150ml.
Hoặc cũng có thể tính dựa trên thể tích dạ dày của trẻ với các công thức sau:
Thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh = Cân nặng của trẻ x 30ml
Lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần trong mỗi cữ bú = 2/3 x Thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, trên thực tế lượng sữa cần cho mỗi trẻ là không giống nhau vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tuổi hay trọng lượng của trẻ không phải là nhân tố duy nhất quyết định tới việc trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ. Về cơ bản, trẻ sơ sinh Việt Nam sẽ cần lượng sữa như sau trong 1 năm đầu đời của mình:
Trẻ từ 0 – 3 tuần tuổi cần trung bình từ 240 – 700ml sữa/ngày chia thành 8 – 12 cữ bú với lượng sữa mỗi cữ từ 30 – 60 ml/lần.
Trẻ từ 3 tuần tuổi – 3 tháng tuổi cần 700 – 950ml sữa/ ngày chia thành 6 – 8 cữ với lượng sữa 90 – 120ml sữa/cữ bú.
Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi cần 700 – 950ml sữa/ngày chia thành 4 – 8 lần, mỗi lần từ 120 – 230ml sữa/cữ. Lưu ý bắt đầu từ giai đoạn này nhiều trẻ sẽ luyện ngủ xuyên đêm. Điều này có thể khiến cha mẹ lo rằng trẻ sẽ bị đói nhưng hãy nhớ rằng giấc ngủ của trẻ là quan trọng nhất. Trẻ sẽ không để mình bị đói nên cha mẹ hãy tăng lượng sữa mỗi cữ tối trước khi đi ngủ cho trẻ để trẻ có đủ năng lượng để có được giấc ngủ dài giúp phát triển tốt hơn cả về trí tuệ và thể chất.
Trẻ sơ sinh từ 6 – 9 tháng cần tầm 950ml – 1400ml sữa/ngày chia thành 6 lần bú, mỗi lần từ 170 – 240ml. Giai đoạn này trẻ bước vào giai đoạn làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa nên lượng sữa của trẻ vẫn sẽ tăng.
Trẻ từ 9 – 12 tháng cần 700ml sữa trên ngày chia làm 3 – 5 lần uống với mỗi lần từ 200 – 250ml sữa. Lúc này trẻ đã quen dần với các thực phẩm khác ngoài sữa nên lượng sữa của con sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là nguồn thức ăn chính cho con, các loại thực phẩm khác được thêm vào chỉ với mục đích giúp trẻ làm quen dần với chúng.
Trẻ 12 tháng cần khoảng 480ml sữa/ngày chia làm 4 lần, mỗi lần 120ml sữa.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh cần bú sữa
Trẻ sơ sinh sẽ không để mình bị đói nhưng trẻ chưa biết nói thì làm cách nào cha mẹ có thể biết được rằng trẻ đang cần ti sữa? Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua các hành động, cử chỉ của trẻ như việc mút ngón tay hoặc làm các động tác như đang ti. Cụ thể như sau:
Khi đói và cần uống sữa, trẻ sơ sinh sẽ có các phản xạ cơ bản như liếm môi, mút ngón tay, mút môi hoặc gặm quần áo đồ chơi. Ngoài ra trẻ cũng có thể sẽ há miệng làm động tác như đang chuẩn bị bú, thè lưỡi, quay đầu sang bên này, bên kia như đang tìm kiếm. Thậm chí trong những tuần đầu mới chào đời, khi mẹ vuốt má con thì trẻ sẽ còn có dấu hiệu quay về phía ngực mẹ hoặc phía bình sữa để thể hiện rằng bản thân đang cần được cho ăn.
Với những trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể nhận biết rằng trẻ đang đói dựa trên các hành động của trẻ như bé cố gắng tìm ngực mẹ bằng cách kéo quần áo mẹ, bé rúc đầu vào ngực mẹ hay bé cử động chân tay nhiều hơn, bé thở nhanh và quấy khóc. Nhiều trường hợp bé đói không ngủ được sẽ tỉnh dậy nhưng lại rất nhanh buồn ngủ, nằm lăn lộn, khó chịu, rên rỉ hoặc nhấn vào ngực và tay mẹ.
Trong trường hợp trẻ quá đói còn có thể lăn lộn từ bên này sang bên kia, khóc với âm thanh thấp, ngắn và ré lên. Khi này, cha mẹ không nên cho trẻ ăn luôn mà cần vuốt ve bé để bé bớt khóc bình tĩnh lại trước đã. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên để bé quá đói dẫn đến khóc mới cho bú vì có thể làm hại đến sức khỏe của con.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể nhận biết trẻ sơ sinh bú không đủ sữa bằng cách kiểm tra trọng lượng của trẻ sau khi chào đời 10 ngày. Hãy lấy cân nặng của trẻ lúc này trừ đi cân nặng của trẻ khi sinh, phần chênh lệch đó chia cho 7 nếu bằng hoặc thấp hơn 20 gram thì điều đó có nghĩa là sữa mẹ không đủ cho bé.
Hoặc mẹ cũng có thể căn cứ vào thời gian bú của con để biết trẻ có bú đủ sữa hay không. Thông thường thời gian cho ăn của trẻ sẽ kéo dài khoảng 20 phút, vậy nên nếu quá khoảng thời gian trên nhiều mà trẻ vẫn bú thì có nghĩa là sữa mẹ đang bị thiếu hụt so với sức ăn của con.
Không chỉ có vậy, với những mẹ thường xuyên có cảm giác căng, tức ngực, muốn cho con bú sẽ có nhiều khả năng đủ sữa cho con ăn hơn so với những mẹ có bầu vú nhỏ, mềm nhẽo hoặc không có cảm giác căng tức.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bú đủ sữa
Thật khó để biết được trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ. Tuy nhiên, các mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau đây để biết được trẻ đã bú đủ sữa, đã ăn đủ no hay chưa:
Dựa vào cân nặng của trẻ. Trong thời gian từ 3 – 5 ngày sau khi sinh, cân nặng của trẻ thường có xu hướng giảm nhưng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo. Sau đó, giai đoạn trẻ được 1 – 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ sẽ tăng trở lại bằng với cân nặng lúc sinh ra và vẫn sẽ tiếp tục tăng đều. Do đó cha mẹ có thể dựa trên bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh để nhận biết rằng bé yêu nhà mình có tăng trưởng, phát triển tốt hay không, thông thường sẽ rơi vào khoảng tăng từ 20 – 35 gram mỗi ngày.
Dựa vào nước tiểu của trẻ. Trẻ ăn đủ no, uống đủ sữa thì nước tiểu sẽ trong hoặc có màu vàng nhạt, không có mùi khó chịu.
Dựa trên sự căng tức của bầu ngực. Thông thường lượng sữa mẹ tiết ra sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sữa của con, do đó nếu sau khi con bú các mẹ thấy vú mềm hơn thì đó cũng có thể là dấu hiệu biết rằng bé đã bú no hay chưa.
Như vậy, trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau tuy nhiên cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được việc trẻ đã bú no hay chưa dựa trên những đặc điểm đã nói ở trên. Mong rằng những chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu tốt hơn.