Hệ hô hấp là cơ quan dễ bị tác động nhất bởi đây là cửa ngõ vào trong cơ thể và thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Ho ngứa cổ họng là một biểu hiện dễ gặp khi cơ thể mà đặc biệt là hệ hô hấp bị kích thích do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy có những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà nào mà bạn có thể áp dụng để tránh bị ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống? Hãy cùng Kinhnghiembimsua.com theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng
Ho ngứa cổ họng lâu ngày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là biểu hiện của viêm mũi dị ứng, cũng có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tác động đến đường hô hấp. Để điều trị hiệu quả, xác định nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Viêm mũi dị ứng: Là nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu chứng ngứa cổ họng. Khi cơ thể có sự tác động của yếu tố gây gia tăng histamin dẫn đến những kích thích quá mức. Các yếu tố này có thể kể đến đó là bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,.. Ngoài biểu hiện ho ngứa cổ họng, viêm mũi dị ứng còn có kèm theo một số triệu chứng khác như hắt xì, nghẹt mũi, ngứa da, ngứa mắt, mắt đỏ, sưng chảy nước mắt,…
- Dị ứng với thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa,… có khả năng gây dị ứng ở người có cơ địa mẫn cảm. Một trong những biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm đó là ngứa họng, ngứa miệng, nổi ban nhiều trường hợp còn nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhiễm khuẩn và virus: Các chủng vi khuẩn, virus cúm thông thường khi xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng ngứa họng, sốt, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi,… Trường hợp này cần điều trị sớm hơn 1-2 tuần để tránh tình trạng bội nhiễm và sử dụng thuốc hợp lý để tránh gây nên tình trạng kháng thuốc do dùng kháng sinh.
- Trào ngược dạ dày thực quản mãn tính: Người gặp phải tình trạng này gặp phải biểu hiện acid trong dạ dày bị trào ngược vào ống thực quản gây nên nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có ho ngứa cổ họng.
- Dị ứng thuốc: Trong một số trường hợp, người dùng các loại thuốc kháng sinh, ví dụ như penicillin có thể gây nên tình trạng ngứa cổ họng kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, phát ban, ngứa tai, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp, sưng môi và lưỡi, đỏ da quanh mắt, khó thở,…
- Cơ thể mất nước: Do tập thể dục, thời tiết nóng, bị sốt… cơ thể dễ bị mất nước gây nên các biểu hiện như khô miệng, gây ngứa rát cổ họng gây đau kèm theo nước tiểu đậm màu hơn.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển (ACE) có thể dẫn đến tình trạng ngứa họng và ho khan, tương tự nhưng không phải do dị ứng.
10 cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Khi xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng ho ngứa cổ họng khó chịu, cách hiệu quả nhất là ngừng tiếp xúc và sử dụng các tác nhân này. Bên cạnh đó, để xoa dịu nhanh các cơn ho khan gây ngứa rát khó chịu sớm nhất, bạn hãy áp dụng những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản sau đây:
1. Dùng nước muối loãng súc họng
Muối là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp Việt nhưng có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc sát trùng, diệt khuẩn. Để trị ngứa ho cổ họng tại nhà, bạn có thể dùng nước muối pha loãng giúp niêm mạc cổ họng được làm dịu và giảm bớt các triệu chứng khó chịu, phòng ngừa nhiễm trùng và sự tiến triển của bệnh đường hô hấp.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 200ml nước đun sôi để nguội, hòa tan 1 thìa cà phê muối tinh, khuấy đều cho tan hết.
- Mỗi ngày dùng để súc họng là miệng từ 3-4 lần.
- Làm liên tục cho đến khi họng bớt ngứa và các triệu chứng kích thích đường hô hấp giảm bớt.
2. Trị ho ngứa cổ họng bằng trà gừng và mật ong
Gừng là loại củ có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là Gingerol có khả năng ức chế vi khuẩn hợp bào hô hấp (tên khoa học là Respiratory syncytial virus) thường gặp trong trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, các hoạt chất như Zingiberol, Ginger oil còn đặc biệt hiệu quả trong công dụng ức chế chất trung gian gây niêm mạc đường hô hấp là prostaglandin.
Sử dụng trà gừng là cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản và hiệu quả làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng và các biểu hiện khác của dị ứng hô hấp như nghẹt mũi, hắt hơi, ho,… Để trị ho ngứa đường hô hấp tại nhà bằng gừng, bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây.
Cách thực hiện:
- Dùng gừng tươi từ 1 – 1.5 củ tùy kích thước, để nguyên vỏ, đem đi rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng vào ly rồi rót khoảng 200ml nước vừa đun sôi, cho thêm 2-3 thìa mật ong nguyên chất rồi khuấy đều.
- Đợi trà nguội bớt rồi uống, có thể ăn một vài lát gừng để tăng hiệu quả.
3. Dùng tinh dầu tràm trà/ khuynh diệp để trị ngứa cổ họng
Các loại tinh dầu như tràm trà, khuynh diệp có tác dụng làm ấm phổi đồng thời có chứa các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Sử dụng tinh dầu này là cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà rất hiệu quả, đồng thời còn mang lại cảm giác thư giãn.
Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm trà hoặc khuynh diệp, xoa đều lên vùng cổ và ngực, đặc biệt là khu vực ngứa rát.
- Có thể thoa vào lòng bàn chân, vào khăn quàng cổ hoặc nước tắm để tăng hiệu quả làm ấm cơ thể, giúp dọn dẹp đường thở được thông thoáng và giảm kích ứng.
- Mỗi ngày áp dụng từ 3-4 lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ để giảm cơn ho gây mất ngủ.
4. Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà bằng quất chưng mật ong
Là mẹo trị ho vô cùng quen thuộc có thể áp dụng cho cả trẻ em vì độ an toàn và hiệu quả, khi bị ho ngứa cổ họng, quất chưng mật ong se là bài thuốc tại nhà tuyệt vời cho bạn. Quả quất còn gọi là tắc có chứa lượng lớn vitamin C cùng các tinh dầu trong vỏ có tác dụng làm loãng đờm, giảm ngứa, giảm ho, tăng cường sức đề kháng. Mật ong giàu năng lượng, vitamin và có tác dụng kháng khuẩn nhẹ giúp làm sạch và bảo vệ đường hô hấp rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Chọn tắc xanh, tươi 3-4 quả, rửa sạch, cắt làm đôi, không bỏ hạt.
- Cho tắc vào chén, thêm vào 3-4 thìa mật ong.
- Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Đợi nguội thì chắt lấy nước uống, tốt nhất là nên ăn cả vỏ tắc để tăng hiệu quả làm giảm ho.
5. Cách trị ngứa cổ họng bằng nghệ
Nghệ là một loại thảo dược quen thuộc vô cùng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe cũng như trong làm đẹp. Lý do chính là trong nghệ có chứa một hoạt chất có tên là curcumin có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi tổn thương, giảm kích thích ở niêm mạc,… Sử dụng nghệ là cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà cực kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 1 thìa tinh bột nghệ hoặc bột nghệ, pha cùng với 200ml nước ấm.
- Cho thêm 3-4 thìa mật ong vào và khuấy đều.
- Uống khi còn ấm.
Lưu ý: Có thể dùng nước cốt nghệ tươi giã hoặc chế biến nghệ thành các món ăn giúp tăng thêm hiệu quả.
6. Dùng nước chanh ấm để trị ho ngứa cổ họng tại nhà
Nước chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp kích hoạt cơ chế tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp. Uống nước chanh pha nước ấm giúp làm giảm triệu chứng ho, làm sạch đường thở, loại bỏ đờm,…
Cách thực hiện như sau:
- Chọn chanh tươi mọng nước, vỏ mỏng từ 1-2 quả.
- Vắt lấy nước cốt cho vào 200ml nước ấm.
- Thêm 3-4 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều.
- Uống khi còn ấm nóng để xoa dịu họng hiệu quả.
- Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, nên uống sau khi ngủ dậy và sau bữa ăn 1 tiếng đề phòng đau dạ dày.
7. Dùng trà cam thảo làm giảm ho và ngứa cổ họng
Để loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp, trà cam thảo là một biện pháp đặc biệt hữu hiệu nhờ khả năng kích thích sản sinh chất nhầy ở phế nang để làm loãng dịch đờm. Bên cạnh đó trong rễ cam thảo còn có chứa một thành phần quan trọng đó chính là axit glycyrrhizic có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch, ức chế vi khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả.
Cách dùng trà cam thảo trị ho ngứa họng như sau:
- Chuẩn bị rễ cam thảo 5g.
- Đun sôi 200ml nước, cho rễ cam thảo đã làm sạch vào rồi hãm trong khoảng 20 phút.
- Dùng trà khi còn ấm, có thể áp dụng mỗi ngày.
8. Giấm táo dùng để trị ho ngứa cổ họng
Giấm táo không chỉ có tác dụng tăng thêm hương vị cho món ăn, làm thức uống giảm cân mà còn đặc biệt hiệu quả trong việc trị triệu chứng ngứa cổ họng gây ho khan rất tốt. Lý do là bởi trong dung dịch này có chứa một lượng axit axetic cao có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus và làm loãng dịch đờm gây ngứa cổ, nghẹn họng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 250ml nước ấm cùng 2 thìa giấm táo, hòa tan giấm táo vào nước và khuấy đều.
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ giúp làm sạch đường hô hấp trên, cuốn trôi vi khuẩn gây hại và làm loãng đờm.
Lưu ý: Không nên áp dụng cách này quá thường xuyên hoặc tự ý thay đổi nồng độ vì có ảnh hưởng đến men răng và làm tăng acid dạ dày.
9. Sử dụng lá bạc hà để xông hơi
Trong lá bạc hà có chứa một hoạt chất có lợi cho hệ hô hấp đó chính là menthol có tác dụng làm thông thoáng đường thở, làm loãng đờm, giảm kích thích niêm mạc do các tác nhân có hại. Ngoài ra dùng bạc hà còn mang đến hiệu quả ức chế virus, sát trùng họng, giảm ngứa họng và tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Vò nhẹ cho tinh dầu trong lá dễ dàng tiết ra.
- Cho 1 lít nước, đun sôi kỹ thì cho lá bạc hà vào. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Dùng khăn lớn trùm lên đầu, ghé mặt vào tô nước từ 10-15 phút để hơi nước mang theo tinh dầu bạc hà đi vào đường thở giúp làm sạch.
- Sau khi xông hơi nên dùng nước muối loãng để ngậm và súc họng tăng thêm hiệu quả chữa trị.
10. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm là một trong những công cụ tuyệt vời giúp bổ sung độ ẩm cho không khí trong điều kiện thời tiết hanh khô. Kiểu thời tiết giao mùa này là một trong những nguyên nhân gây nên các kích thích vùng họng dẫn đến tình trạng ngứa họng gây ho. Máy bổ sung độ ẩm giúp làm dịu các tác động này đến niêm mạc họng, mô xoang, giảm tình trạng ngứa ngáy cổ họng, ho khan, viêm họng, viêm xoang,…
Bạn chỉ cần chọn các loại máy tạo độ ẩm không khí của các thương hiệu uy tín, công suất phù hợp và đúng với nhu cầu. Một số dòng máy nổi tiếng trên thị trường mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Máy tạo độ ẩm Philiger Hàn Quốc, có giá tham khảo là 440.000 VNĐ.
- Máy tạo độ ẩm Beurer Đức, có giá tham khảo là 1.600.000 VNĐ.
- Máy tạo độ ẩm Deerma, có giá tham khảo là 799.000 VNĐ.
Lưu ý khi trị ho ngứa cổ họng tại nhà bằng dân gian
Mọi biện pháp chữa trị tại nhà hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, nguyên nhân dẫn đến triệu chứng và chỉ là giải pháp giúp làm giảm biểu hiện, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó khi áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà, bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
- Cần đến các cơ sở y tế ngay khi các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả. Có các biểu hiện nặng hơn như đau họng nhiều, sốt, khó nuốt, sưng viêm amidan, sưng mặt, khó thở,…
- Loại bỏ các thói quen gây kích thích đường hô hấp như hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, rượu bia, các thực phẩm như tôm, tép, đậu phộng,..
- Thường xuyên rửa tay.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Giữ ấm cơ thể
Ngứa cổ họng trường hợp nhẹ có thể được khắc phục bằng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản. Tuy nhiên nếu không có sự thuyên giảm, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp nhất. Mùa lạnh sắp đến rồi, đừng quên bảo vệ mình trước bệnh tật, đặc biệt là bệnh đường hô hấp bạn nhé.