Sổ mũi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi thời tiết giao mùa, khiến bệnh nhân khó chịu. Điều trị sổ mũi bằng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé và dẫn đến kháng thuốc. Sử dụng các phương pháp dân gian là lựa chọn được các mẹ tin tưởng trong trường hợp này. Cùng tìm hiểu 10 cách trị sổ mũi cho bé bằng dân gian nhanh chóng tại nhà qua thông tin được chia sẻ dưới đây.
[wpsm_toplist]
Nguyên nhân bé bị sổ mũi
Sổ mũi khiến trẻ chảy nước mũi liên tục. Tùy theo tình trạng và giai đoạn mà nước mũi có thể trong, loãng hay vàng, đục, đặc. Dù gặp hiện tượng nào thì triệu chứng này cũng gây cho trẻ rất nhiều khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý kéo theo. Các nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi bao gồm:
Bé bị viêm mũi
Đây là hiện tượng niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng, trở nên xung huyết, sưng phồng. Dịch mũi tiết ra nhiều gây ngứa ngày, nghẹt mũi, hắt hơi. Một số trường hợp nặng có thể khàn giọng do vướng đờm ở cổ. Bé thường xuyên đưa tay lên gãi để giảm bớt khó chịu khiến tình trạng xung huyết càng nghiêm trọng.
Viêm mũi nhẹ thường không kèm theo các dấu hiệu sốt, ho. Bạn có thể vệ sinh nước muối loãng cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp. Sử dụng các bài thuốc dân gian cũng mang lại hiệu quả chữa trị cao. Trường hợp bé viêm mũi nặng kèm theo ho, sốt, bỏ ăn do biến chứng, cần đưa bé đến bác sĩ điều trị.
Do thay đổi thời tiết, bé nhiễm lạnh, cảm cúm
Thời tiết trở lạnh là điều kiện tốt cho vi khuẩn lây truyền bệnh hô hấp phát triển. Vi khuẩn trong không khí cùng với khí lạnh kích thích thành niêm mạc mũi. Các mạch máu ở đây giãn nở và sưng phồng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.
Điều này làm cho khoang mũi tiết dịch nhiều hơn, gây ra hiện tượng chảy nước mũi. Sổ mũi do thay đổi thời tiết, cảm cúm kèm theo sốt nhẹ, ho, đau họng. Lúc này, trẻ cũng có phản ứng hắt hơi để tống vi khuẩn ra ngoài. Bạn nên giữ ấm cho trẻ ở vùng đầu, cổ, bàn tay bàn chân để hạn chế tác động của không khí lạnh.
Bé bị dị ứng
Bé hắt hơi sổ mũi có thể do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài môi trường. Đó có thể là phấn hoa, lông thú, bụi gỗ, nấm mốc hay khói bụi ô nhiễm. Khi gặp các tác nhân này, cơ thể sẽ tiết ra hoạt chất histamin có tác dụng chống lại sự tác động xấu lên cơ thể. phản ứng hắt hơi chảy nước mũi sinh ra để loại bỏ các tác nhân gây hại này.
Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, cần cách ly trẻ khỏi tác nhân gây dị ứng. Đồng thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng phù hợp.
Bé khóc
Khi bé khóc, 1 phần nước mắt sẽ đi vào khoang mũi do không được bài tiết hết qua tuyến lệ. Nước mắt kết hợp với dịch nhầy trong mũi gây chảy nước mũi, sổ mũi. Tuy nhiên sổ mũi do khóc không phải là vấn đề đáng ngại vì hiện tượng này sẽ chấm dứt khi bé ngừng khóc.
10 cách trị sổ mũi cho bé bằng dân gian hiệu quả
Các phương pháp dân gian được áp dụng rất nhiều trong điều trị bệnh cho trẻ nói chung và sổ mũi nói riêng. Hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ, không kháng thuốc, không làm bé sợ hãi chính là những ưu điểm mà cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian mang lại. Điểm tên những “thần dược” thường xuyên được các mẹ sử dụng chữa sổ mũi cho con.
Cách trị sổ mũi cho bé từ lá hẹ
Hẹ hay còn gọi là khởi dương thảo, là một loại thực vật thuộc họ hành. Hẹ có lá nhỏ như hành và mảnh như tỏi. Trong Đông y, hẹ có tính ấm, vị chua nhẹ, có tác dụng điều hòa tạng phủ, tán ứ huyết.
Trong lá hẹ có các thành phần kháng sinh nhẹ như allicin, odorin, sulfit có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng sổ mũi do vi khuẩn, virus ở trẻ. Các hoạt chất kháng sinh ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, gây bất hoạt và đào thải chúng ra khỏi có thể qua dịch mũi.
Lá hẹ được sử dụng như cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian với nhiều bài thuốc. Hẹ hấp mật ong và hẹ kết hợp chanh, nghệ tươi là những cách đơn giản thường được sử dụng.
Cách 1: Chữa sổ mũi cho bé bằng lá hẹ hấp mật ong
- Nguyên liệu gồm 100g hẹ tươi và 10ml mật ong nguyên chất.
- Lá hẹ rửa sạch, cắt ngắn 2cm sau đó cho vào tô.
- Cho 10ml mật ong vào tô ngập mặt lá sau đó đặt vào nồi hấp cách thủy 30 phút.
- Mỗi ngày bé dùng 2-3 thìa dung dịch lá hẹ hấp mật ong trước bữa ăn.
- Sử dụng trong 3 ngày liên tục sẽ giảm các triệu chứng chảy nước mũi, ngứa mũi.
Cách 2: Lá hẹ kết hợp chanh và nghệ tươi
- Nguyên liệu bao gồm 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi được nướng chín giã nát và 1 quả chanh thái lát mỏng.
- Cho tất cả nguyên liệu vào chén rồi cho vào thêm 20ml nước lọc, hấp cách thủy 20 phút để lượng nước tiết ra tối đa.
- Mỗi lần sử dụng cho bé uống 2 thìa cà phê sau bữa ăn, ngày uống 3 lần, uống trong 5 ngày.
Cách trị sổ mũi cho bé từ tỏi
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam. Đây cũng là loại cây có nhiều công dụng trong điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian. Trong tỏi chứa hàm lượng lớn kháng sinh Allicin, Dianllil disulfide, Azoene,… có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Vi khuẩn gây sổ mũi ở trẻ sẽ nhanh chóng được đánh bay bởi cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian bằng tỏi này.
Cách 1: Xông mũi bằng tỏi
Sử dụng 1 củ tỏi giã nát rồi cho vào hũ hẹp miệng. Chế nước sôi vào hũ, đợi nguội bớt rồi cho bé ngửi hơi nước bốc lên. Hơi nước tỏi tiếp xúc với niêm mạc mũi và đi sâu vào ống mũi, giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn cư trú tại đây, giảm cảm giác xung huyết và sự kích ứng của các mạch máu.
Cách 2: Uống nước tỏi và chanh, cà chua
Nguyên liệu gồm nước ép 1 quả cà chua, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê nước chanh tươi và vài hạt muối ăn. Cho nước ép cà chua vào nồi đun sôi, sau đó cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào đợi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp.
Chia đôi hỗn hợp cho bé uống 2 lần trong ngày, uống liên tục trong 5 ngày để triệu chứng sổ mũi được đẩy lùi. Nước tỏi, chanh và cà chua không những đánh bay sổ mũi, ngạt mũi mà còn giúp tái tạo niêm mạc mũi, giảm đau họng cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cách trị sổ mũi cho bé bằng dân gian: Tía tô
Tía tô là một loại dược liệu dùng làm thuốc phổ biến trong đông y. Tía tô có vị cay, ấm, thành phần chứa nhiều axit béo chưa bão hòa, aldehyde, xeton, hidrocacbon, furan,… Lá tía tô được sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng, sổ mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi.
Mẹ sử dụng toàn thân cây tía tô rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Đổ nước ra chậu và cho bé ngồi gần để xông hơi. Hơi nước chứa các hoạt chất chống viêm sẽ đi sâu và xoang mũi và đường hô hấp làm suy yếu vi khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, triệu chứng sưng viêm cũng được giảm bớt. Trẻ sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi nhờ cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian với lá tía tô.
Cách trị sổ mũi cho bé từ gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng lên lên phổi, lá lách, dạ dày và được dừng để chữa trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa. Trong củ gừng tươi chứa beta sesquiphellandrene và zingiberene có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi khi mắc cảm lạnh.
Cách 1: Tắm hoặc ngâm chân với nước gừng
Giã nát gừng lấy nước cho vào nước tắm của bé giúp trẻ giữ ấm và đẩy lùi hiện tượng cảm lạnh do thay đổi thời tiết. Ngoài ra, có thể nấu nước gừng ngâm chân hàng ngày trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tương tự.
Giã gừng cho vào nước tắm của bé giúp trẻ giữ ấm và đẩy lùi hiện tượng cảm lạnh, sổ mũi
Cách 2: Uống và xông nước gừng ấm
Giã nát 1 nhánh gừng khoảng 5g rồi mang nấu với 200ml nước sau đó cho ra cốc. Cho bé ngửi nước gừng đến khi nước còn ấm thì uống. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày. Hiện tượng sổ mũi khò khè, đờm ho của bé sẽ giảm dần và chấm dứt. Mẹ cũng có thể cho thêm mật ong vào nước gừng để dễ uống và tăng thêm hiệu quả.
Cách trị sổ mũi cho bé bằng Massage, bấm huyệt
Massage, bấm huyệt là phương pháp được sử dụng điều trị rất nhiều bệnh trong đó có sổ mũi ở trẻ em. Massage, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn, thúc đẩy máu đi đến các vùng niêm mạc mũi bị viêm. Điều này giúp quá trình tái tạo niêm mạc mũi diễn ra nhanh chóng, hạn chế tiết dịch mũi và đẩy lùi tình trạng sổ mũi.
Các huyệt đạo cần được massage bao gồm:
- Huyệt nghinh hương: Vị trí ở 2 bên cánh mũi.
- Huyệt toàn trúc: Vị trí ở 2 đầu lông mày.
- Huyệt ế phong: Nằm ở ráy tai.
- Huyệt ấn đường: Nằm ở chính giữa đường giao giữa huyệt toàn trúc và sống mũi.
Kẹp ngón trỏ và ngón cái ở huyệt nghinh hương, vuốt nhẹ nhàng lên vị trí huyệt toàn trúc sau đó day nhẹ huyệt ấn đường. Cuối cùng chuyển ra huyệt ế phong để hoàn thành chu kỳ. Thực hiện động tác trong khoảng 5 phút, ngày làm 3 đến 4 lần để làm nóng xoang mũi, lưu thông khí huyết.
Cách trị sổ mũi cho bé từ nước ấm
Trẻ sổ mũi sẽ mất nhiều nước do dịch mũi tiết ra nhiều. Uống nước ấm giúp bù nước, duy trì hoạt động của cơ thể. Đồng thời, nước ấm còn có công dụng hữu hiệu trong việc đẩy lùi hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi. Đây là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà nhanh, an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.
Nước ẩm làm loãng dịch nhầy, khiến chúng dễ dàng được đẩy ra khỏi cơ thể qua việc hắt hơi. Vi khuẩn và các chất gây hại cho niêm mạc mũi được thải ra ngoài dễ dàng, đờm nhớt cũng được loại bỏ nhanh chóng ra khỏi đường thở.
Cần cho bé uống nước ấm tùy theo độ tuổi. Đối với các bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 2-3 thìa, dùng 4-5 lần trong ngày.
Cách trị sổ mũi cho bé từ chanh và mật ong
Mật ong có thành phần chứa nhiều hợp chất kháng sinh, kháng viêm. Mật ong có công dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp, cụ thể là viêm mũi. Chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Kết hợp chanh và mật ong cùng nước ấm giúp ngăn chặn hiện tượng viêm mũi sổ mũi ở trẻ. Niêm mạc mũi giảm sung huyết, tấy đỏ, trẻ không còn ngứa ngáy khó chịu, giảm mệt mỏi. Lấy 1/2 quả chanh tươi pha vào 100ml nước ấm, sau đó cho vào 15ml mật ong cho trẻ uống. Sử dụng buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để dung dịch phát huy công dụng hiệu quả.
Cách trị sổ mũi cho bé từ hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng chứa vitamin A, B, C, K cùng một số hợp chất kháng viêm nhẹ. Bởi vậy đây là cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau cho công dụng hiệu quả.
Cách 1: Hoa hồng trắng chưng đường phèn
Cho 1 bông hoa hồng trắng đã được tách cánh và rửa sạch vào chén sứ. Thêm vào 5g đường phèn và hấp cách thủy, chia dung dịch dùng 3 lần trong ngày và dùng trong 5 ngày. Dung dịch sau hấp có mùi thơm, vị ngọt khiến trẻ thích thú khi dùng.
Cách 2: Hoa hồng trắng kết hợp với quất và đường phèn
Cho thêm 1 quả quất cắt lát mỏng để cả hạt vào bát hoa hồng đường phèn mang hấp cách thủy. Lượng tinh dầu tự nhiên có trong vỏ và hạt quất chứa các hợp chất kháng khuẩn chống viêm làm tăng công dụng của bài thuốc.
Bài thuốc từ hoa hồng trắng sẽ giảm bớt tình trạng ho, hạn chế niêm mạc mũi xung huyết. Đồng thời, dịch mũi và đờm sẽ được làm loãng và giải phong skhoir đường thở. Trẻ sẽ nhanh chóng thoát hỏi chứng sổ mũi khó chịu, trở lại dáng vẻ hoạt bát vui tươi.
Cách trị sổ mũi cho bé từ tần dày lá
Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, đây là loại nguyên liệu quen thuộc với các mẹ đang nuôi con nhỏ. Với đặc tính kháng viêm sát khuẩn hiệu quả của mình, húng chanh thường xuyên được sử dụng điều trị ngạt mũi, sổ mũi, viêm họng,… cho người lớn và trẻ em.
- Nguyên liệu bài thuốc gồm 3 lá húng chanh rửa sạch, mật ong 5ml cùng 1 quả quất thái lát giữ cả vỏ và hạt.
- Cho tất cả vào bát sứ và hấp cách thủy trong vòng 20 phút để phát huy công dụng tối đa của các nguyên liệu.
- Chia hỗn hợp làm 3 lần cho bé uống hết trong ngày. Sử dụng trong 3 đến 5 ngày trẻ sẽ chấm dứt tình trạng khó chịu do sổ mũi, chảy nước mũi.
Cách trị sổ mũi cho bé từ lá húng quế
Cây húng quế chưa rất nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe, tăng đề kháng tự nhiên của trẻ. Các loại tinh dầu bao gồm linalool, cineol hay estragol methyl,… có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây sổ mũi, viêm mũi. Đây cũng là một trong những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian được nhiều mẹ áp dụng.
- Sử dụng 15 lá húng quế giã nát cùng 1/2 củ tỏi đã nướng chín.
- Sau đó thêm vào 4 thìa cà phê nước sôi và khuấy đều.
- Vắt lấy nước cốt và cho bé uống 2 lần trong ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
Trên đây là 10 cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh tại nhà được nhiều mẹ áp dụng thành công. Những nguồn nguyên liệu tự nhiên này hoàn toàn không gây hại hay tác dụng phụ với trẻ. Các nguyên liệu được kết hợp cùng đường phèn, mật ong nên tương đối dễ uống và không làm trẻ sợ hãi.
Lưu ý khi chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
Những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian thể hiện được ưu điểm của mình so với dùng các phương pháp khác. Tuy nhiên, để bài thuốc đạt hiệu quả cao mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Mật ong chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi do trong thành phần có thể chứa Clostridium botulinum gây nhiễm độc. Hợp chất này tồn tại trong mật bởi một số loại ong lấy mật từ hoa chứa Clostridium botulinum.
- Theo dõi trẻ khi sử dụng phương pháp xông chữa sổ mũi. Nước xông có thể rơi đổ gây bỏng cho trẻ.
- Song song với việc chữa trị, cần rửa mũi hút mũi cho bé nếu dịch mũi tiết quá nhiều. Rửa hút nhẹ nhàng tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng tổn thương niêm mạc mũi. Đối với trẻ lớn, súc miệng hàng ngày với nước muối pha loãng để tăng hiệu quả sát khuẩn.
- Giữ ấm vùng đầu, cổ, bụng, lòng bàn tay chân khi trời lạnh. Sử dụng tinh dầu tràm thoa cho trẻ để ngăn ngừa viêm mũi, sổ mũi.
- Bổ sung rau, hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh.
- Không sử dụng nước ép tỏi nhỏ vào mũi dưới bất kỳ hình thức nào bởi dung dịch này có thể gây bỏng, làm nghiêm trọng tổn thương niêm mạc mũi. Sử dụng tỏi làm cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian với liều lượng hợp lý.
Khi bệnh không có chuyển biến tích cực, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Các phương pháp dân gian chỉ có tác dụng đối với trẻ có triệu chứng sổ mũi. Không sử dụng cho các trường hợp biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp,…
Lời kết: 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị sổ mũi cho bé. Sổ mũi, viêm mũi cần được điều trị kịp thời để giảm khó chịu cho trẻ. Đồng thời không gây nên các biến chứng nghiêm trọng.