Cả thế giới đều phải trầm trồ thán phục trước cách dạy con của người Nhật. Những đứa trẻ ở đây biết yêu thương gia đình và mọi người, lại còn cư xử như một người trưởng thành. Bài viết dưới đây, Kinh Nghiệm Bỉm Sữa sẽ giới thiệu mẹ cách dạy con của người Nhật giúp bé kỷ luật trách nhiệm hơn.
[wpsm_toplist]
Đặc điểm tính cách của trẻ em Nhật Bản
Phương pháp dạy con của người Nhật luôn là chủ đề mà được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, và áp dụng vào giáo dục con cái. Vậy lý do nào khiến cách dạy con của người Nhật trở thành điểm đáng chú ý và học hỏi như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm tính cách của trẻ em Nhật Bản dưới đây nhé.
Các em bé Nhật Bản rất tự tin, hòa nhập
Ngay từ khi trẻ được 1 tuổi, các em bé ở Nhật Bản đã được cha mẹ cho tham gia các hoạt động tập thể. Đối với người Nhật, điều đầu tiên các bậc cha mẹ thường dạy con là khả năng tự tin, mạnh dạn, bản lĩnh. Trẻ tham gia thi đấu, biểu diễn và tỏ ra rất bản lĩnh trước các đám đông. Thậm chí, các em bé gái 3-4 tuổi còn tham gia chơi bóng đá. Chính điều đó giúp trẻ em được năng động và hoạt bát hơn.
Tại các trường mầm non, khoảng 3h30 chiều các đứa trẻ được ra sân chơi với nhau, các trò chơi tập thể luôn được chú trọng nhằm giúp trẻ có tính hòa đồng và tinh thần làm việc nhóm. Có 2 thứ mà bất kì trường mầm non nào cũng dạy trẻ đó là: cảm ơn và mỉm cười. Trẻ thường tự chia đồ chơi cho nhau và có tính cộng đồng rất cao. Các em nhỏ khi chơi với nhau còn thân thiện hơn cả chị em ruột, chính điều đó khiến các chị em hòa nhập và có cách cư xử lịch sự với tất cả mọi người.
Trẻ em ở Nhật rất ngoan ngoãn và lễ phép
Ở Nhật Bản người ta dạy lễ nghĩa nhiều hơn là kiến thức Toán hay ngoại ngữ.
Người Nhật khuyến khích bé bộc lộ năng lực bản thân
Ở đây trẻ được tự do lựa chọn các môn học mình thích và làm theo. Những đứa trẻ Nhật được bố mẹ hỏi về các buổi học ở trường và tự do bày tỏ suy nghĩ riêng của trẻ.
Trẻ em ở mẫu giáo luôn có những giờ ngoại khóa bổ ích như làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn, cắm trại qua đêm… Trong những giờ ngoại khóa như thế, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã lại cho trẻ em những ấn tượng sâu sắc.
Tính tự giác cao
Từ khi trẻ được 2-3 tuổi đã có ý thức tự làm vệ sinh cá nhân, ngồi nghiêm chỉnh tại bàn ăn, tự xúc ăn…. Các em luôn tự ý thức được rằng đây là công việc của mình chứ không phải nhờ bố mẹ hay người thân.
Bí quyết dạy con của người Nhật bố mẹ không nên bỏ qua
Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật)
Người dân Nhật Bản rất đề cao tính kỷ luật của cả cộng đồng và vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được học về tính kỷ luật cao. Thay vì việc trách mắng hay đánh phạt, bố mẹ Nhật sẽ là người làm gương cho con về tính kỷ luật để con thực hiện theo. Trong cách dạy con của người Nhật, những việc như mắng mỏ và đánh phạt là điều tối kỵ
Chính vì nhờ cách dạy nhân văn và khoa học, trẻ em Nhật Bản rất biết tiếp thu và tôn trọng tính kỷ luật ở nơi công cộng. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy hình ảnh chen lấn xô đẩy của trẻ em Nhật khi đến những chỗ phát kẹo miễn phí ở siêu thị hay ngoài công viên. Thông thường, trẻ em Nhật sẽ kiên nhẫn và đợi xếp hàng chờ đến lượt của mình.
Không quy chụp, áp đặt
Cách dạy con của người Nhật là không quy chụp, áp đặt vào trẻ. Ba mẹ Nhật khi dạy con ít khi quy tội cho con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ thật sự hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng hay quy kết con bạn là đồ con lợn 10 lần, thì chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi bạn dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó như một cái nết và hình thành thói quen.
Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật Bản, việc dạy chữ hoàn toàn có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ em càng nhỏ thì càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ khi còn rất sớm. Và họ biết rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra thì càng có hiệu quả cao hơn.
Thời điểm học ngoại ngữ lý tưởng từ 3 tới 6 tuổi
Đối với mẹ Nhật thì thời điểm để bé học ngoại ngữ tốt nhất là từ 3- 6 tuổi, đây là cách dạy con của người Nhật mà bố mẹ Việt nên học hỏi. Bởi giai đoạn này trẻ em có một khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt. Bạn càng bắt đầu học ngoại ngữ sớm khả năng ngôn ngữ của trẻ càng tốt. Bạn hãy để ngoại ngữ quen thuộc với bé như chính tiếng mẹ đẻ. Từ 10 tuổi trở ra trẻ vẫn hoàn toàn có thể học ngoại ngữ nhưng lúc đó chỉ mang tính chất phản sinh lý, trẻ sẽ rất khó có thể giỏi được.
Cách dạy con của người Nhật: Không chỉ trích lỗi lầm của con
Cha mẹ Việt thường đặt kỳ vọng quá rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không thể đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con trẻ là vấn đề thường thấy ở các gia đình trong thời đại hiện nay. Nhưng cha mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp con họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích, mắng mỏ đó càng không xảy ra với con cái của họ.
Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn chi tiết con cách dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để thực hiện tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán.
Chẳng hạn, khi bạn đã biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe và dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu bạn tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.
Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ rất dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho bé một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo một cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng hoàn toàn có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Bắt đầu từ 3 tuổi cần rèn luyện tư duy cho bé
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, mẹ nên tập trung vào việc dạy trẻ ghi nhớ, ngoài 3 tuổi thì trẻ bắt đầu chuyển sang bước giáo dục mới, dạy trẻ tự tư duy. Mẹ hãy bắt đầu cải thiện phương pháp giáo dục cho trẻ từ khi 3 tuổi trở lên bằng việc thay đổi các loại đồ chơi cho trẻ.
Mẹ hãy cất các loại đồ chơi đơn giản, chạy bằng pin, thay vào đó là các loại đồ chơi giúp trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi cách chơi như các loại đồ chơi lắp ráp, miếng rubik từ đơn giản đến khó,…Mẹ nên tăng cường các hoạt động chân tay ngoài trời như đu xà đơn, vẽ tranh, hay đánh đàn, chơi bàn tính gẩy hạt, hoặc xe đạp 3 bánh. Đây là cách dạy con của Nhật rất hay và hữu ích giúp bé có thói quen rèn luyện tư duy ngay từ nhỏ.
Bài học gắn liền với thực tế
Tại các trường mầm non của Nhật Bản, cô giáo sẽ không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé học cách tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm khoảng 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con.
Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng giải đạo lý “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các em bé được trực tiếp trồng lúa hay các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự gieo hạt, chăm sóc, tới khi cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé sẽ tự làm.
Qua các hoạt động đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã phải lao động vất vả như thế nào.
Phương pháp dạy con của người Nhật: Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Khác với nhiều người, họ có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, nhưng đối với cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề.
Theo họ, để đứa trẻ hoàn toàn có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn một vấn đề như: khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì trẻ phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới hoàn toàn có thể đọc được chúng thành thạo. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại là phương pháp dạy con của người Nhật mà bố mẹ Việt nên học hỏi. Bố mẹ hãy cho con thời gian để học hỏi và ghi nhớ những điều con chưa biết. Bởi khả năng ghi nhớ, học hỏi mỗi bé là không nhau, đừng tỏ ra mất kiên nhẫn và quát mắng bé. Bởi khi bị quát mắng sẽ làm bé có tâm lý sợ hãi, thu mình lại.
Không cho con xem TV
Một trong những cách dạy con của Nhật rất thiết thực đó là không cho bé xem TV sớm. Đối với họ việc xem TV sẽ rất tốn thời gian và hoàn toàn có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều sẽ khiến cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật Bản.
Chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật Bản thường hay dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh Nhật tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của những đứa trẻ sau này. Bạn hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có phép biến hóa để bay và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,…
Cách dạy con của người Nhật: Khen hành vi cụ thể của con
Nếu cha mẹ chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi cụ thể mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”.
Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng thực hiện tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen hành vi rất cụ thể. Đây là kiểu dạy con của người Nhật mà bố mẹ Việt nên áp dụng, bố mẹ hãy quan sát và khen ngợi con khi bé làm tốt một việc gì đó. Hãy cố gắng nhìn vào điểm tốt của con mình để khen, và khen cho từng tình huống cụ thể. Như vậy, đứa bé sẽ rất vui mừng và chúng sẽ cố gắng làm tốt hơn để được bố mẹ khen và công nhận.
Thường xuyên vận động
Cách dạy con của người Nhật không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, mà phương pháp dạy con này còn rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ Nhật đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khỏe, vận động, đạo lý, kỷ luật và tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày như một thói quen và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m và tăng lên mỗi ngày. Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên dẫn con đi công viên. Bởi những trò chơi ở công viên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, là cách phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ. “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn “bỏ túi” của hầu hết các ông bố bà mẹ ở Nhật Bản.
Bài viết trên đã chỉ ra cho bạn cách dạy con của người Nhật giúp bé kỷ luật và trách nhiệm hơn với các thông tin bổ ích. Hy vọng với bài viết trên các mẹ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để nuôi dạy con tốt hơn.