Trong những ngày tháng đầu đời, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ. Bé thường chỉ thức dậy để ăn và đi vệ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít, hay thức vào ban đêm sẽ là nỗi ám ảnh với phụ huynh. Không chỉ vậy, trẻ sơ sinh ngủ ít còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cùng tìm hiểu tác hại và cách khắc phục tình trạng ngủ ít của trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là ít?
Một tháng đầu tiên sau sinh, trẻ thường ngủ cả ngày lẫn đêm. Sau 1-2 tiếng ngủ, trẻ có thể thức dậy do đói và đòi ăn. Sau đó lại ngủ tiếp. Trung bình tháng đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên cũng có bé chỉ ngủ 12-14 tiếng/ngày. Đây là chuyện bình thường vì không có trẻ sơ sinh nào giống trẻ sơ sinh nào cả. Vì vậy cha mẹ không nên quyết định việc con ngủ ít hay nhiều bằng việc so sánh với những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh ngủ ít dưới 10 tiếng/ngày thì cha mẹ cần đưa bé ngay tới cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Vì giấc ngủ giúp cho hệ thần kinh của bé được phục hồi sau những lần hoạt động. Chính vì vậy khi trẻ ngủ ít hơn bình thường sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của bé.
- Khi trẻ sơ sinh ngủ ít thường biếng ăn, chậm lớn, hay mệt mỏi, quấy khóc. Nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Để trẻ phát triển trí não đầy đủ, tăng cường trí nhớ, cha mẹ cần giúp con ngủ ngon và sâu nhất là trong những năm tháng đầu đời.
Các chuyên gia đã chứng minh được mối liên hệ giữa giấc ngủ với sự hình thành phát triển tính cách của trẻ. Cụ thể, khi trẻ thiếu ngủ, cơ thể sẽ bứt rứt, khó chịu. Chưa kể khi lớn hơn mà vẫn ngủ ít sẽ ghi nhớ kém, giảm khả năng học tập thậm chí rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, cha mẹ phải luôn đảm bảo con ngủ đủ giấc dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ngủ ít có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên phổ biến thường gặp nhất các mẹ cùng nắm qua để biết cách khắc phục tình trạng bé ngủ ít, ngủ không giấc hiệu quả nhất nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
- Trẻ sơ sinh đang đói: Trẻ sơ sinh khi đói sẽ dẫn tới tình trạng đòi ăn và quấy khóc, khi đó sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của bé. Vì vậy mà mẹ cần cho bé bú đủ rồi mới đi ngủ. Tránh trường hợp bé thức dậy giữa chừng.
- Đại tiểu tiện chưa được thay tã lót làm bé khó chịu nên dễ bị tỉnh giấc.
- Môi trường xung quanh nhiều tiếng động. Phòng ngủ thiếu khí hoặc ánh đèn quá sáng cũng gây mất ngủ. Nên nhớ thính giác và khứu giác của trẻ rất nhạy bén nên rất dễ bị tỉnh giấc khi có tiếng ồn hay mùi khó chịu.
- Đôi khi việc bé mất ngủ xuất phát từ những loại thuốc mà bé dùng để chữa bệnh. Thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin dùng trị cảm lạnh hay dị ứng có thể khiến trẻ bồn chồn trong giấc ngủ. Nếu gặp trường hợp này hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều lượng hoặc thay thế bằng thuốc khác.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít
- Bố mẹ cần lưu ý đặt trẻ nằm ngủ ở tư thế thoải mái, phòng ngủ thoáng khí và yên tĩnh.
- Đảm bảo phòng sạch, thoáng mát không có côn trùng. Tránh trường hợp trẻ bị muỗi hay kiến đốt, làm trẻ giật mình tỉnh giấc.
- Cần tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm, bắt đầu muộn nhất là 8 giờ tối. Khi ngủ vào buổi tối bạn cần tắt điện và hạn chế tiếng ồn.
- Quan trọng nhất trước khi cho trẻ ngủ đó là các em phải được uống sữa đầy đủ. Chỉ khi no bụng thì trẻ mới ngủ ngon được.
- Cha mẹ có thể masage giúp trẻ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đây cũng là cách hữu hiệu để tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
- Trẻ sơ sinh cần thức dậy để ăn đêm. Mẹ cứ cho trẻ ăn đêm như bình thường và sau đó để trẻ tự ngủ lại.
Trên đây là những lưu ý và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc hay bị giật mình tỉnh dậy mà bố mẹ cần lưu ý. Chỉ khi bé ngủ ngon, ngủ ngoan, ngủ đủ giấc thì bố mẹ mới giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, có nhiều thời gian yên tĩnh hơn. Đồng thời sẽ giàu năng lượng để chăm sóc các hoạt động khác của con hơn.
Kết luận
Qua bài viết này, Kinhnghiembimsua.com hi vọng bố mẹ sẽ có những nhận thức hữu ích và đúng đắn về việc trẻ sơ sinh ngủ ít, từ đó có cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Giúp bé có giấc ngủ ngon hơn ngoan hơn trong từng giấc ngủ. Đảm bảo cho bé có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất.