Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng là một trong những câu hỏi nhiều phụ huynh thắc mắc khi sinh con đầu lòng, chưa có kinh nghiệm làm mẹ. Thời gian mọc răng sữa này ở mỗi trẻ là khác nhau và không có quy định cụ thể. Để tìm hiểu thêm về trẻ mọc răng hãy cùng Kinhnghiembimsua.com theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?
Những chiếc răng đầu tiên của trẻ sơ sinh đánh dấu dấu mốc phát triển quan trọng khi chuyển từ ăn sữa mẹ sang ăn dặm thêm. Răng của trẻ sơ sinh gọi là răng sữa. Có tất cả 20 cái, mỗi hàm 10 cái.
Thông thường, răng sữa sẽ mọc khi trẻ được 5-8 tháng tuổi. Tuy nhiên có một số trẻ mọc sớm từ tháng thứ 2-3. Trong khi đó có trẻ mọc muộn hơn nhiều so với mốc trung bình. Những chiếc răng đầu tiên có thể tới tháng thứ 9, 10 mới chịu xuất hiện. Điều này là hoàn toàn bình thường. Thậm chí có trẻ đẻ ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng. Nguyên nhân mọc răng muộn có thể do thiếu canxi. Vì vậy cha mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ nhé.
Chiếc răng đầu tiên của trẻ thường là răng cửa hàm dưới. 19 chiếc răng còn lại sẽ mọc tuần tự. Chiếc răng mọc cuối cùng là răng hàm thứ hai của hàm trên. Một lưu ý cho các phụ huynh là răng sữa thường mọc theo từng cặp. Ví dụ như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
Những chiếc răng sữa sẽ lung lay và rụng dần khi những chiếc răng vĩnh viễn đã sẵn sàng. Thời điểm này là lúc bé khoảng 6 tuổi.
Dấu hiệu trẻ mọc răng
- Trước mỗi lần một chiếc răng xuất hiện, cơ thể trẻ sẽ có nhiều thay đổi như mệt mỏi quấy khóc, ít ngủ, bứt rứt khó chịu.
- Một số trường hợp trẻ có xuất hiện kèm biểu hiện chảy nước miếng. Trẻ bị ngứa lợi nên thường hay tay hay bất kì gặm đồ vật gì vớ được. Trong quãng thời gian này, hệ thống miễn dịch của trẻ cũng yếu đi nên dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hoá.
- Đa phần các trẻ mọc răng thường bị sốt nhẹ và đi tướt là hiện tượng đi ngoài phân lỏng.
- Để mọc răng phần nướu cũng bị nứt ra dễ bị nhiễm trùng cha mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ.
- Rối loạn cơ thể khi mọc răng cũng khiến trẻ chậm tăng cân, thậm chí sụt cân. Khi đó cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ có biện pháp giúp trẻ giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra nếu không có gì đặc biệt, những triệu chứng khi mọc răng sẽ tự hết sau 3-7 ngày nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách
Trẻ mọc răng là một quá trình mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải vượt qua, đây là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi mọc những chiếc răng đầu tiên khiến bé cảm thấy rất khó chịu dẫn tới quấy khóc, thậm chí là bị sốt mọc răng. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng đầu đời này?
Để giúp trẻ mọc răng được diễn ra thuận lợi, thoải mái nhất cho bé, các mẹ cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Khi trẻ mọc răng mẹ không nên ép buộc bé phải ăn uống 3-4 bữa như thường ngày mà hãy chia nhỏ bữa ăn ra cho bé. Hãy để bé ăn thành từng bữa nhỏ trong ngày, như vậy bé sẽ cảm thấy thoải mái và ít chống đối hơn nhiều.
- Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung vitamin vào thực đơn hàng ngày cho bé. Để giúp bé tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi mọc răng hiệu quả hơn.
- Một điều cần lưu ý nữa là khi trẻ mọc răng mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên bằng cách sử dụng khăn ấm lau sạch khi bé bị chảy nước dãi nhiều.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt mọc răng nhưng ở mức độ nhẹ, mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà.
Mẹ có thể sử dụng cách hạ sốt cho bé mọc răng bằng phương pháp dân gian. Một trong những vị thuốc đơn giản, dễ tìm mà cha mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn khi mọc răng đó là sử dụng lá hẹ. Theo các bác sĩ, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Nếu dùng đúng cách sẽ giúp trẻ giảm viêm lợi hay tình trạng đau nhức ở nướu. Khi trẻ thường cho tay vào miệng cắn mút, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường tức là có dấu hiệu mọc răng. Lúc này các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch. Sau đó cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.
Sau khi trẻ ăn sữa được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Tiếp theo lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Cuối cùng mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ. Rồi bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.
- Ngoài lá hẹ, cha mẹ có thể sử dụng cây dạ cầm để thay thế với cách làm y hệt như trên.
- Tuy nhiên, nếu việc sử dụng mẹo dân gian không thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám kịp thời nhé.