Trẻ sơ sinh bị sốt là điều thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Do sức đề kháng bé còn non yếu dễ bị tấn công bởi virus bên ngoài dẫn tới tình trạng sốt. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc là câu hỏi không của riêng ai. Bài viết này Kinhnghiembimsua.com sẽ giúp bạn trả lười câu hỏi đó. Đồng thời cung cấp những thông tin quan trọng khi bé bị sốt mà bố mẹ cần lưu ý.
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Trẻ được xem là sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc miệng là trên 38,5 độ C, đo ở nách trên 37,5 độ C, nhiệt độ bằng hoặc trên 39 độ C được xem là sốt cao. Trên 41 độ C, trẻ có nguy cơ bị co giật và tổn thương não.
Khi trẻ sốt 37,5-38,5 độ C thì chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi, tránh tình trạng để bé sốt quá cao dẫn tới co giật, gây nguy hiểm cho bé.
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sốt an toàn tại nhà
Khi trẻ bị sốt mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm sốt nhanh, an toàn cho bé:
Làm mát người trẻ bằng chườm ấm
Cách đơn giản nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ đó là dùng khăn để lau toàn thân trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, thay vì dùng khăn mát hay lạnh, bạn nên dùng nước ấm. Cách làm rất đơn giản như sau:
- Dùng 5 chiếc khăn nhúng vào chậu nước ấm.
- Vắt nhẹ để khăn vẫn còn ấm sau đó dùng 4 khăn để vào hai hõm nách là hai bẹn.
- Còn 1 khăn dùng để lau toàn thân. Chú ý cần thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi trẻ hạ thân nhiệt.
- Ngoài ra bạn nên làm việc này ở trong phòng có nhiệt độ ấm áp. Tránh làm trong mô trường lạnh vì lạnh làm khăn nguội rất nhanh. Trẻ sơ sinh có thể bị khó chịu do lạnh sẽ làm co mạch máu.
Cho bé uống nhiều nước
Khi bé bị sốt cơ thể bị mất nước, lúc này mẹ cần cho bé uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất. Ngòai ra, mẹ nên kết hợp cho bé uống sữa, uống nước trái cây để bổ sung thêm dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho bé.
Dùng thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt vừa hoặc cao, ngoài việc làm mát cơ thể trẻ, phụ huynh cần kết hợp cho các em uống thuốc hạ sốt. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng/lần. Cách nhau 4-6 giờ/ lần nếu còn sốt. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg trong 24h.
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tháng tuổi tự dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của thuốc hạ sốt trước khi sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dạng bột, có vị ngọt, mùi thơm của trái cây.
Nếu trẻ bị sốt nằm li bì không uống được thuốc thì có thể áp dụng dùng viên đạn nhét vào hậu môn. Cụ thể, đối với trẻ 1-5 tháng tuổi có cân nặng từ 4-6kg sử dụng dạng 80mg. Trẻ 6-12 tháng nặng 7-12kg dùng dạng 150mg. Trẻ 2-9 tuổi nặng 12-24kg đặt dạng viên đạn 300mg.
Tuyệt đối không được phối hợp cả uống thuốc hạ sốt và đặt hậu môn vì dễ dẫn đến quá liều.
Khi nào trẻ bị sốt mà cần phải đưa tới bệnh viện
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa ngay trẻ sơ sinh tới cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị kịp thời:
- Một số dấu hiệu bất thường kèm sốt như trẻ không chơi; ngủ li bì; khó đánh thức; co giật; thở nhanh; thở khó; thở bất thường. Trong một số trường hợp có sốt cùng hiện tượng tiêu chảy; phân có nhày máu.
- Khi trẻ sốt cao khó hạ.
- Khi trẻ sốt kéo dài trên 2 ngày.
- Thông thường đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi mà bị sốt cha mẹ cũng cần đưa ngay tới cơ sở y tế.
- Trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật cấm dùng thuốc tại nhà.
- Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về hiện tượng sốt ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần nắm vững để chăm sóc con tốt hơn. Giúp bạn biết được trẻ sơ sinh bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Khi nào thì cần đưa bé đến bệnh viện được thăm khám kịp thời.