Một trong những công việc các bậc phụ huynh phải làm khi chăm sóc bé sơ sinh đó là lấy gỉ mũi cho trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp cha mẹ dễ dàng hơn khi vệ sinh vùng mũi cho con nhỏ.
4 cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Việc vệ sinh mũi hay lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh là một kỹ năng quan trọng mà mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé. Để trong quá trình lấy ghỉ mũi cho bé sơ sinh được đảm bảo an toàn, không làm tổn thương vùng mũi của bé thì mẹ nên tham khảo 4 cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh nhanh an toàn dưới đây.
Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị nước muối sinh lý và khăn sạch. Một mẹo nhỏ cho các phụ huynh là nên sử dụng loại ống đơn, liều sử dụng một lần để đảm bảo vệ sinh, không có nguy cơ lây nhiễm chéo, ưu tiên loại ống đầu tròn nhỏ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Bước 2: Tiếp theo hãy để trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao để khi bơm. Cách này để nước muối sẽ không chảy xuống họng. Nhớ đặt khăn lót xuống dưới cổ để thấm nước nhỏ xuống.
Bước 3: Nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi. Không nên sử dụng xi lanh để rửa, vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi còn nhạy cảm của trẻ.
Bước 5: Cuối cùng để con nằm yên khoảng 1-2 phút rồi bế bé ngồi dậy, nâng đầu và lấy khăn mềm thấm dịch chảy ra.
Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị tăm bông, khăn mềm, nước muối sinh lý. Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn loại tăm bông chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để thực hiện dễ hơn.
Bước 2: Tiếp theo bạn đặt bé nằm thẳng trên giường và giữ chặt chân tay con để bé không quậy cựa. Bước này có thể nhờ thêm 1 người hỗ trợ giữ bé. Sau đó nhỏ một giọt nước muối sinh lý vào mũi, đợi 1-2 phút để gỉ mũi mềm ra. Sau đó, mẹ dễ dàng dùng tăm bông gẩy nhẹ gỉ mũi ra ngoài.
Cách lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lông vịt
Sử dụng lông vịt để lấy gỉ mũi cho trẻ là cách làm dân gian, an toàn và dễ dàng.
Bước 1: Đầu tiên bạn chuẩn bị sẵn một chiếc lông gà hoặc vịt, đem rửa sạch phơi khô.
Bước 2: Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ với mục đích làm gỉ mũi mềm ra.
Bước 3: Tiếp theo dùng chiếc lông nhẹ nhàng phe phẩy trước mũi trẻ để bé ngứa ngáy và hắt xì hơn.
Lúc này gỉ mũi sẽ theo hắt xì ra ngoài, mẹ lấy khăn ẩm thấm mũi cho bé. Bạn có thể lặp lại thao tác này vài lần để lấy sạch gỉ mũi cho bé.
Lưu ý trước lấy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh
- Rửa sạch tay trước khi làm sạch mũi trẻ.
- Nên lấy gỉ mũi cho trẻ trước khi ăn tránh trường hợp bị nôn, trớ.
- Vào những ngày trời lạnh, nên làm ấm nước muối sinh lý ở 40-50 độ trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.
- Không cười đùa với con trong lúc lấy gỉ mũi.
- Không nên lấy gỉ mũi cho trẻ quá 2 lần/ngày dễ khiến mũi trẻ bị tổn thương, sưng viêm.
Kết luận
Như vậy Kinhnghiembimsua.com vừa hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản, an toàn nhất để lấy gỉ mũi cho trẻ. Đồng thời để phòng ngừa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ các mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh; tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm; cúm; bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ; đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại với các bệnh tật.