Canxi là nguyên tố vô cùng cần thiết để trẻ sơ sinh phát triển thể chất đầy đủ, toàn diện. Dấu hiệu nào để nhận biết bé đang thiếu và cần bổ sung canxi. Hôm nay, Kinhnghiembimsua.com sữa hướng dẫn bạn cách nhận biết và cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thiếu canxi
Một trong những tác dụng của canxi là điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Vì vậy khi cơ thể trẻ thiếu canxi, tình trạng vỏ não luôn hưng phấn khiến các bé gặp khó khăn trong việc đi ngủ. Thậm chí khi ngủ được rồi, trẻ cũng rất dễ giật mình, ngủ mơ màng, bất an,…Trước tìm hiểu về cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, chúng ta cùng điểm qua 7 dấu hiệu thường gặp cho thấy bé đang bị thiếu canxi đã nhé!
Biếng ăn
Một biểu hiện khác của thiếu canxi là trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Nhận thức kém
Con nhận thức kém có lẽ là điều không bố mẹ nào mong muốn. Việc thiếu canxi có thể khiến trẻ rối loạn tâm lý, phản xạ kém và nhận thức chậm hơn so với những đứa trẻ khác
Đổ mồ hôi
Biểu hiện phổ biến của trẻ thiếu canxi lúc mới sinh là tình trạng đổ mồ hôi trộm ở gáy, trán. Và đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm. Thậm chí khi trời lạnh cũng bị hiện tượng này thì rất có thể con bạn đang bị thiếu canxi rồi đó.
Trẻ bị nấc, trào sữa
Trẻ sơ sinh thiếu canxi hay có biểu hiện co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, trào sữa. Trong một số trường hợp, khi bị nặng có thể dẫn tới nguy hiểm như ngưng thở, thở nhanh, tăng nhịp tim, suy tim.
Rụng tóc vành khăn
Một đặc điểm rất dễ nhận ra của trẻ thiếu canxi là tóc rụng thành hình vành khăn, tóc đằng sau gáy không mọc. Đây là hậu quả của việc rối loạn chuyển hoá canxi.
Vùng thóp đầu liền muộn
Thóp là vùng mềm giữa xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Tuy nhiên với hiện tượng thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi
Hậu quả của việc trẻ sơ sinh thiếu canxi
Thiếu canxi kéo dài có thể khiến trẻ bị thiểu năng tuyến giáp trạng; còi xương; suy dinh dưỡng; chậm lớn; đặc biệt rất khó cao. Trẻ thiếu canxi chân cũng dễ bị biến dạng xương (chân vòng kiềng); biến dạng lồng ngực; xương sọ; xương chậu. Đặc biệt nếu bé gái thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới việc sinh nở khi lớn lên. Vì vậy mà cần lưu ý và bổ sung canxi kịp thời cho bé. Giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh sau khi lớn lên.
Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh chủ yếu vẫn còn bú sữa mẹ, vì vậy nếu bị thiếu canxi thì bữa ăn hàng ngày của mẹ nên có thêm nhiều thực phẩm giàu canxi như: tôm; cua; cá; sữa; rau muống; rau ngót; rau dền; rau đay; rau mồng tơi; vừng; đậu tương,… Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu canxi cho trẻ. Nên bổ sung thêm hoa quả tươi, thêm dầu mỡ.
Ngoài ra nên cho trẻ tắm nắng trước 7- 9h sáng hoặc 4- 5h chiều để tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D.
Bên cạnh việc ăn uống, phụ huynh có thể bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng đã được bổ sung canxi. Với những bé thiếu canxi nặng quá có thể bổ sung bằng các loại thuốc giàu canxi, có hàm lượng canxi cao. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Khi thấy con có dấu hiệu thiếu canxi, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Bạn không thể tự chuẩn đoán và mua thuốc canxi về cho trẻ uống được, bởi muốn hấp thụ canxi tốt cần bổ sung kết hợp thêm nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Nếu trẻ thiếu canxi thể nhẹ, Trước hết, cần cung cấp đủ vitamin D để tăng cường hấp thu canxi bằng cách cho da bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tắm nắng cho bé) mỗi ngày 15-20 phút. Đồng thời bổ sung vitamin D 500-1.000 đơn vị, tức 1-2 giọt/ngày, tiếp tục cho bé bú mẹ. Nếu sau 1-2 tuần các triệu chứng trên không giảm thì cần bổ sung canxi và kẽm. Lúc này bạn cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ kê đơn.
Hi vọng qua bài viết ” Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh”, giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé. Đồng thời, biết cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh kịp thời khi thấy bé có dấu hiệu thiếu canxi. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Kinhnghiembimsua.com, xem thêm các bài viết hữu ích khác, tại đây!