Phân của trẻ sơ sinh có thể nói lên nhiều điều về sức khoẻ. Tuy nhiên không nhiều bố mẹ, nhất là những người mới sinh con đầu lòng có hiểu biết về việc trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là tốt. Trong bài viết này Kinhnghiembimsua.com sẽ giải đáp chi tiết cho cha mẹ về tần suất đi ngoài, cách nhận biết thế nào phân tốt thông qua màu sắc, mùi và một số biểu hiện khác.
[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″]
[wpsm_toplist]
[/wpsm_titlebox]
Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày
Theo các chuyên gia, không có thời gian cụ thể hay số lần chính xác trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần trong một ngày. Tuy nhiên, theo quan sát khoảng 6 ngày đầu sau sinh, mỗi ngày trẻ sẽ đi ngoài 4-5 lần. Thường phân thải ra sẽ là phân su gồm chất nhầy, dịch màng ối. Đặc điểm của phân su là màu xanh lá cây hoặc màu đen. Phân có kết cấu dính. Nếu bé mới sinh và đi ngoài ra phân như này là đường ruột bé đang hoạt động bình thường.
Trong 6 tuần tiếp theo, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài trung bình từ 2-5 lần/ngày. Việc bé đi ngoài nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào việc các em bú sữa mẹ hay uống sữa ngoài. Thường nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài nhiều hơn uống sữa công thức.
Một lưu ý khi bé bú mẹ hoàn toàn là phân thường màu vàng, sệt, không thành khuôn và mùi chua. Trong khi đó nếu trẻ ăn sữa ngoài thì phân thành khuôn, màu vàng và mùi thối.
Biểu hiện của phân bất thường
Nếu bạn nhận thấy phân của trẻ có những biểu hiện dưới đây thì rất có thể con bạn đang gặp vấn đề với hệ tiêu hoá. Bạn cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tiêu chảy
Khi bạn phát hiện phân của bé rất lỏng đồng thời đi ngoài thường xuyên hơn so với bình thường. Thậm chí phân trào ra khỏi tã lót thì 99% trẻ đã bị tiêu chảy.
Táo bón
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị táo bón là khó khăn trong việc đi ngoài; phân khô, cứng hơn so với bình thường. Ngoài ra bụng của trẻ bị căn. Đôi khi trong phân có máu do bị tổn thương ở hậu môn.
Phân có chất nhầy
Đây là biểu hiện khi trẻ bị kiết lỵ hoặc bị rối loạn tiêu hoá do nuốt phải đờm khi bị viêm họng. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là do rối loạn màng nhầy ở ruột.
Phân rất thối, có mủ
Viêm đường ruột hoặc viêm một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hoá là nguyên nhân chính khiến phân của trẻ có mủ, mùi cực khó chịu, đôi khi kèm dịch nhầy.
Phân có máu
Rách hậu môn, polyp trực tràng, lồng ruột hoặc trẻ bị chảy máu một chỗ nào đó ở đường tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến phân của trẻ có máu. Dù cho nó là nguyên nhân nào thì cũng đều nguy hiểm. Cha mẹ không nên tự đoán và chữa cho trẻ ở nhà. Lúc này quan trọng nhất là đưa con tới cơ sở y tế để được chuẩn đoán chính xác.
Phân có màu xám
Phân màu xám không quá nguy hiểm. Thông thường những trẻ được nuôi bằng sữa bò sẽ đi ngoài ra phân màu xám vì không tiêu hoá hết các chất có trong sữa. Tuy nhiên nếu phân của trẻ chuyển biến ngày càng xám và rắn lại như đất sét thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay. Rất có thể trẻ không hợp với loại sữa đang dùng và gia đình nên đổi sữa cho trẻ.
Phân sống
Cách nhận biết phân sống là thường lổn nhổn do không tiêu hoá được hết thức ăn. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đi ngoài phân sống là do thiếu men tiêu hóa hoặc cũng có khả năng bé bị loạn khuẩn ruột. Đôi khi là do chức năng gan kém hoặc tắc ống dẫn mật.
Nếu con bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào như trên thì tức là trẻ đi ngoài bình thường và có hệ tiêu hoá ổn định. Còn nếu trẻ đi ngoài có phân bất thường như một trong các trường hợp kể trên, bạn cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, có dấu hiệu bị tiêu chảy thì mẹ cần lưu ý cho bé uống nhiều nước.
Đối với những bé đang ăn sữa, thì mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn, sữa mẹ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tiêu chảy.
Còn với những bé đang tập ăn dặm thì mẹ bổ sung vào thực đơn của mẹ những thực phẩm dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa ( Ví dụ như: chuối, táo, ngũ cốc…). Đặc biệt, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước ép hoa quả, sữa hộp… để tránh tình trạng tiêu chảy ở bé nặng hơn.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện các cách trên mà bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám.
Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ cần hiểu và nắm rõ. Từ đó có những cách xử lý kịp thời khi thấy phân bé có dấu hiệu bất thường. Tránh để trường hợp bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước quá nhiều, làm cơ thể bé mệt mỏi. Xem thêm Kinh nghiệm làm mẹ, nuôi con tại Kimnghiembimsua.com.