Bạn vẫn có thể phát wifi bằng laptop cài Windows 10, tuy nhiên tính năng này được nhà cung cấp ẩn đi và bạn cần sự hỗ trợ của vài dòng lệnh, hoặc là phần mềm giúp đỡ.
Đôi khi bạn cần vào mạng bằng điện thoại
Bạn muốn chia sẻ internet đang dùng cho nhiều máy tính
Nhưng chỉ có đúng một cổng mạng LAN và một chiếc laptop đang sử dụng Win 10
Những cách phát wifi bằng laptop Win 10 sau đây sẽ là cứu cánh đắc lực cho bạn để có thể biến laptop thành một trạm phát sóng wifi.
Phát wifi bằng laptop Win 10 không cần phần mềm
Không giống như Win 7 khi bạn có thể share wifi bằng laptop ngày trong tuỳ chọn cài đặt mạng. Ở Win 10 tính năng này đã bị ẩn đi bởi vậy bạn cần sử dụng một vài câu lệnh để kích hoạt lại.
Bước 1: Bạn bấm phím Windows
sau đó gõ cmd
để tìm chương trình Command Prompt. Sau khi tìm được bạn click chuột phải và bấm Run as administrator
để khởi chạy CMD bằng quyền quản trị.
Bước 2: Bạn gõ vào dòng lệnh netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=xxx key= yyy
và bấm Enter
.
Trong đó:
- xxx: là đặt tên wifi bạn sắp chia sẻ
- yyy: là mật khẩu đăng nhập vào wifi mà bạn sắp chia sẻ
Ví dụ ở đây chúng ta cần tạo một điểm phát wifi có tên là WindowsCentral và mật khẩu là WinCen16 thì câu lệnh sẽ là:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=WindowsCentral key= WinCen16
Bước 3: Sau khi tạo xong wifi bạn nhập tiếp câu lệnh netsh wlan start hostednetwork
để tiến hành kích hoạt mạng lên.
Sau đó bạn cần phải chia sẻ thiết lập mạng này nữa.
Bước 4: Bạn truy cập Settings bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + I
, sau đó chọn Network & Internet
.
Bước 5: Ở màn hình tiếp theo bạn chọn vào Change adapter options
.
Bước 6: Lúc này trên mành hình chính sẽ hiển thị kết nối mà bạn vừa tạo, bạn để ý sẽ có tên mạng wifi vừa tạo ở phía dưới dòng in đậm. Bạn chỉ cần ghi nhớ tên của kết nối này, có cấu trúc dạng Local Area Connection* X
.
Bước 7: Bạn click chuột phải vào mạng mình đang sử dụng, chọn Properties
.
Bước 8: Cửa sổ mới hiện ra, bạn chuyển qua tab Sharing
, tick chọn vào dòng Allow other network users to connect through this computer's Internet connection
. Ở phần Home networking connection
bạn mở menu ra và chọn vào kết nối mang đã khởi tạo lúc trước.
Bấm OK
là xong.
Bây giờ bạn đã có thể thoải mái dùng thiết bị khác kết nối vào điểm kết nối wifi mà bạn vừa tạo rồi.
Vậy nếu bạn muốn tạm ngưng, phát lại hay xoá hẳn kết nối này đi thì sao? Hãy lưu lại những câu lệnh sau nhé.
- Tạo kết nối:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=xxx key=yyy
- Phát kết nối:
netsh wlan start hostednetwork
- Kiểm tra kết nối:
netsh wlan show hostednetwork
- Tạm tắt kết nối:
netsh wlan stop hostednetwork
- Xoá hẳn kết nối đã tạo:
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=xxx key=yyy
Bạn thấy đấy, hoàn toàn có thể phát wifi từ laptop Win 10 mà không cần đến phần mềm, tuy rằng cách làm có chút lằng nhằng.
Xem video để hiểu rõ hơn, nguồn Đức Huy Lê.
Nếu bạn không rành về những câu lệnh lắm, hoặc lười thì sử dụng phần mềm phát wifi Win 10 cũng là lựa chọn không tồi.
Phần mềm phát wifi Win 10 – Wi-Host for Windows
Wi-Host for Windows cũng là một chương trình rất gọn nhẹ mà bạn không cần cài đặt vẫn có thể sử dụng một cách miễn phí.
Bạn tìm và tải về Wi-Host tại địa chỉ này, sau khi tải về bạn giải nén và chạy trực tiếp chương trình bằng quyền quản trị, giao diện ban đầu cũng rất đơn giản.
Ở màn hình đầu tiên, bạn bấm vào Setup Hosted Network
để tạo mạng mới.
Ở màn hình tiếp theo bạn tiến hành đặt tên wifi ở mục New Network Name
.
Đặt password ở mục Hosted Network Key
, nhớ đặt 8 kí tự trở lên nhé.
Chọn WPA2
ở mục type
Cuối cùng bạn bấm Start Hosted Network
, click vào OK
nếu có bảng thống báo hiện ra để bắt đầu chia sẻ mạng.
Dùng phần mềm phát wifi cho Win 10 – Virtual Router Plus
Virtual Router Plus cũng là một ứng dụng cực kì tuyệt vời để bạn có thể share wifi trên Windows 10.
Bạn sẽ không cần phải cài đặt hay cấu hình gì phức tạp.
Việc của bạn là tải Virtual Router Plus về tại đây, sau đó khởi chạy chương trình trực tiếp mà không cần cài đặt.
Giao diện chương trình vô cùng đơn giản, bạn đặt tên cho mạng wifi cần tạo ở mục Network name
.
Đặt mật khẩu cho mạng ở mục password
, yêu cầu 8 kí tự trở lên.
Chọn mạng wifi.
Sau đó bấm Start Virtual Router Plus
để bắt đầu chia sẻ mạng, rất đơn giản đúng không.
Lưu ý quan trọng: với cách sử dụng phần mềm của bên thứ 3, đôi khi bạn sẽ kết nối và dùng mạng được ngay, tuy nhiên có lúc sẽ không được. Lúc này bạn cần truy cập vào phần Change adapter options
ở trong Settings
, và cấu hình chia sẻ mạng giống như các bước cuối của Command Prompt.
Lời kết
Thực ra vẫn còn nhiều phần mềm có thể giúp bạn phát wifi từ laptop cài Windows 10, tuy nhiên cách setup khá rườm rà.
Với những cách đã chia sẻ ở trên cũng đủ để bạn có thể áp dụng rồi. Chúc bạn thành công ngay từ lần thử đầu tiên.