Cách đây vài tuần, tôi định đẩy mạnh quảng cáo để tăng số lượt tải game 68 Blue thông qua các kênh khác ngoài Google Search. Tìm hiểu qua một số hình thức như gửi tin nhắn sms hàng loạt (gọi dân dã là spam), Facebook và CPI.
Việc nhắn tin sms hàng loạt theo quy định của Luật Viễn Thông là phạm pháp, vì vậy tôi loại nó ra. Còn quảng cáo qua Facebook thì trước đây tôi đã thử chạy khá nhiều chiến dịch cho các game khác, nhưng rốt cuộc chẳng thấy tí tẹo hiệu quả nào, hàng nghìn lượt hiển thị may ra có vài lượt download. Tôi được một bạn kinh doanh game mobile giới thiệu về dịch vụ mới của họ là CPI, tò mò với hình thức quảng cáo game và ứng dụng điện thoại mới này, tôi bắt đầu đè anh bạn Google ra để hỏi xem CPI là gì và tìm hiểu các nhà cung cấp dịch vụ CPI ở Việt Nam.
Wow, quá hay. CPI là viết tắt của Cost Per Install, hiểu nôm na là dịch vụ mà bạn chỉ trả phí dựa trên số lượng cài đặt game hay ứng dụng của bạn. Ví dụ, tôi thuê chạy quảng cáo cho game bài 68 Blue với giá 1 CPI = 5000 đ, và số lượng cài đặt tôi muốn là 1000 bản, như vậy nhà cung cấp dịch vụ sẽ phân phối quảng cáo của mình trên các ứng dụng sao cho người dùng click vào và tiến hành cài đặt tối thiểu 1000 bản từ những thiết bị khác nhau. Giả sử tỉ lệ đăng ký thành viên và tham gia chơi bài, nạp sms hoặc thẻ cào là 50% thì 1000 bản tôi sẽ có 500 tài khoản. ARPU (doanh thu trung bình / user / tháng) đạt tầm 20.000 đ thì tôi sẽ thu về ít nhất là 10.000.000 đ trong khi chỉ bỏ ra khoảng 5.000.000 đ cho quảng cáo. 1 lời 1, quá hời. Tôi định đầu tư để chạy nhưng vẫn phân vân và muốn tìm hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả cũng như quá trình vận hành các quảng cáo này.
Lang thang vào các trang chuyên bán CPI tôi thấy rất nhiều nhà phát hành, game studio sử dụng dịch vụ này cho các game và ứng mới ra mắt với giá CPI bán ra khá cao, thường giao động từ 3 – 12 nghìn đồng%. Tiếp tục tìm hiểu và suy nghĩ, tôi thấy việc chạy CPI đối với các nhà phân phối khá là đơn giản, 1 hệ thống có khoảng vài chục nghìn thành viên trở lên, chỉ cần mỗi thành viên đó dùng điện thoại của chính họ cài 1 bản thì số lượng đã quá lớn, trong khi họ là những người bán lẻ game, chứ không phải người chơi game, vậy thì liệu mua CPI có hiệu quả không? Có đem lại lượng tài khoản thật hay không?
Theo dõi thêm một thời gian nữa, tôi thấy Mobigate thông báo với các thành viên của họ về chính sách chống gian lận CPI như tự cài, dùng giả lập để cài, cài lên máy anh, chị, em, vợ, cha mẹ, bạn bè… và nhiều thủ thuật khác để qua mặt nhà phân phối. Họ còn đưa ra một danh sách một số tài khoản gian lận mà họ phát hiện ra. Ôi thôi, cũng may là tôi chưa vội vàng sử dụng dịch vụ này, nếu không có lẻ đã ném tiền qua cửa sổ.
Tôi nghĩ rằng đây là một dịch vụ rất hay, và đem lại nhiều hiệu quả cho các các nhà phát hành, game studio cũng như những nhà bán lẻ game. Tuy nhiên, những nhà cung cấp dịch vụ cần phải xiết chặt và có những quy định cũng như xây dựng hệ thống thật tốt để kiểm soát và giảm thiểu gian lận. Có như vậy thì những nhà phát hành game mới thấy được sự hiệu quả và tiếp tục sử dụng dịch vụ. Nếu việc gian lận cứ tiếp tục xãy ra và ngày càng phức tạp hơn, thì việc đầu tư vào mua CPI chẳng đem lại hiệu quả gì, ngoài ra còn có tác dụng phụ khi có rất nhiều người dùng các thủ thuật để ép người dùng cài đặt, update thường xuyên, gây rối, làm phiền dẫn tới việc họ sẽ có những bình luận, đánh giá xấu làm ảnh hưởng tiêu cực tới những người dùng khác.
Gian lận sẽ giết chết dịch vụ CPI mất, và làm giảm nguồn khách hàng của các nhà phân phối, cũng gián tiếp giảm lượng công việc tới những nhà bán lẻ như chúng ta. Vì vậy, hi vọng rằng các admin wap, nhà bán lẻ như mình sẽ nhận ra điều này và kết thúc ngay những ý nghĩ hoặc hành động gian lận CPI, cùng với các nhà phân phối xây dựng một dịch vụ mới thực sự hiệu quả.
Chúc các bạn kinh doanh thành công.